Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo động tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em tại Việt Nam

Số trẻ béo phì, thừa cân trong 10 năm qua tăng nhanh, khiến các em trở thành nhóm dễ bị tổn thương, gặp nguy hiểm khi mắc Covid-19.

Tháng 12/8/2021, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM giành lấy sự sống từ tay tử thần cho một bé gái 14 tuổi, nặng 90 kg, rơi vào nguy kịch khi mắc Covid-19. Bé gái bị béo phì, chuyển nặng rất nhanh sau khi có chẩn đoán nhiễm virus.

Bệnh nhi thở mệt, SpO2 chỉ còn 74% - con số rất nguy hiểm và dù đã thở oxy vẫn tím môi trên, co kéo cơ liên sườn. Em còn bị tổn thương phổi nặng lan tỏa hai bên, phải đặt nội khí quản thở máy. Đây cũng là bệnh nhi Covid-19 đầu tiên trên cả nước phải đặt nội khí quản thở máy.

Sau ba tuần nỗ lực điều trị, bệnh nhi đã thoát khỏi tình thế nghìn cân treo sợi tóc và được xuất viện. Nhưng đây không phải trường hợp duy nhất trẻ béo phì, thừa cân có diễn biến nặng khi mắc Covid-19.

Một trường hợp khác là bé N.P.H., 14 tuổi, nặng 100 kg, được ê-kíp tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM nỗ lực cứu chữa. Bệnh nhi này đã từng suy hô hấp nặng với SpO2 chỉ còn 50%. Em cũng bị tổn thương phổi lan tỏa hai bên, phải thở máy.

Thông thường, trẻ ít có nguy cơ chuyển nặng và tỷ lệ mắc cũng khá thấp. Đa số mắc bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng, tuy nhiên, những trẻ có yếu tố nguy cơ cao như béo phì, thừa cân, có bệnh lý nền nặng dễ suy hô hấp, rơi vào nguy kịch thậm chí tử vong vì Covid-19.

Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ béo phì, thừa cân tăng nhanh trong 10 năm qua, khiến trẻ càng dễ gặp nguy hiểm trước đại dịch Covid-19, nhất là khi biến chủng mới có nguy cơ lây lan nhanh hơn và đang tấn công trẻ em ở nhiều quốc gia.

Những con số đáng báo động

Tại chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025” diễn ra vào đầu tháng 2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết nước ta có 22 triệu học sinh cần được chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Con số này tương đương 25% dân số Việt Nam.

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở nước ta ở mức đáng báo động. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần (từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020). Như vậy, chỉ sau 10 năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở nước ta đã tăng gấp đôi – con số được đánh giá là rất đáng báo động.

thua can,  beo phi o tre em anh 1

Những món ăn nhiều dầu mỡ, calo nhưng thiếu năng lượng khiến trẻ dễ thừa cân. Ảnh: The New York Times.

Trong đó, tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP.HCM đã vượt 50%, tại Hà Nội là 41%. Riêng năm 2020, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3%, miền núi là 6,9%. Điều này đồng nghĩa với cứ 10 học sinh thành thị lại có bốn em bị thừa cân, béo phì.

Đặc biệt, điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết có đến 53% phụ huynh không biết con mình bị thừa cân hoặc đánh giá thấp hơn mức bình thường. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã xác định béo phì là yếu tố nguy cơ gia tăng các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng, có thể phải nhập viện, chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh.

Bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài khiến trẻ ăn uống tự do, đầy đủ hơn, có ít cơ hội tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì.

Gánh nặng kép

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa cân, béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức có thể làm suy giảm sức khỏe. Năm 2016, hơn 1,9 tỷ người lớn từ 18 tuổi trở lên thừa cân, trong đó, hơn 650 triệu người bị béo phì. Tỷ lệ béo phì trên toàn cầu đã tăng gần gấp 3 lần từ năm 1975 đến 2016.

Năm 2019, WHO ước tính có khoảng 38,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. Đây từng được coi là vấn đề cấp quốc gia tại các nước có thu nhập cao. Song, trong vòng một thập kỷ qua, tình trạng này gia tăng ở những nước có thu nhập thấp, trung bình, đặc biệt là thành thị.

Ở châu Phi, số trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân đã tăng gần 24% kể từ năm 2000. Gần một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì trong năm 2019 sống ở châu Á.

thua can,  beo phi o tre em anh 2

Trại giảm béo ở Trung Quốc là mô hình quen thuộc dành riêng các trẻ bị béo phì, thừa cân. Ảnh: SCMP.

Hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên 5-19 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2016. Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên 5-19 tuổi đã tăng đáng kể từ chỉ 4% năm 1975 lên chỉ hơn 18% năm 2016. Tỷ lệ này cũng xảy ra tương tự ở cả bé trai và bé gái với năm 2016 là 18% bé gái và 19% bé trai bị thừa cân.

Trong khi đó, chỉ dưới 1% trẻ em và thanh thiếu niên 5-19 tuổi bị béo phì vào năm 1975 nhưng đến năm 2016, con số này là 124 triệu người (6% bé gái và 8% bé trai).

Thừa cân và béo phì là nguyên nhân gây ra tử vong nhiều hơn trên toàn thế giới. Số lượng người béo phì, thừa cân xảy ra ở mọi khu vực, ngoại trừ châu Phi và châu Á cận Sahara.

Béo phì và suy dinh dưỡng tồn tại trong cùng một nước, khu vực tạo thành gánh nặng kép mà nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải đối mặt. Những nơi này vừa phải đối phó với vấn đề về bệnh truyền nhiễm, thiếu dinh dưỡng, vừa phải hứng chịu ảnh hưởng từ nguy cơ bệnh lý không lây do béo phì, thừa cân, đặc biệt ở khu vực thành thị.

Trẻ em ở các nước có thu nhập thấp và trung bình dễ bị tổn thương hơn trong tình trạng thiếu dinh dưỡng. Những trẻ này được tiếp xúc thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, nhiều muối, giàu năng lượng và nghèo vi chất dinh dưỡng khiến cha mẹ lầm tưởng con bụ bẫm nhưng thực chất là trẻ đang thừa cân nhưng thiếu chất. Cùng với mức độ hoạt động thể chất thấp, tình trạng béo phì gia tăng đến mức báo động, trong khi nhiều em vẫn chưa được giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng.

Khi trẻ bị thừa cân bố mẹ có khuynh hướng cắt giảm khẩu phần ăn. Điều này vô tình khiến chế độ ăn của trẻ thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển cơ thể. Tìm kiếm nguồn dinh dưỡng bổ sung các khoáng chất cần thiết, đồng thời, kiểm soát cân nặng là giải pháp được các chuyên gia y tế khuyến cáo. Sản phẩm GrowPLUS+ Trắng do Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển (NNRIS) nghiên cứu với công thức đặc biệt chứa hệ chất xơ đặc biệt - Polydextrose và FOS/Inulin - làm giảm tình trạng thèm ăn, hạn chế năng lượng dư thừa, kiểm soát cân nặng giúp các bé có BMI đạt chuẩn. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung canxi và Cholin giúp tăng chiều cao và phát triển trí não.

thua can,  beo phi o tre em anh 3

Tìm kiếm nguồn dinh dưỡng bổ sung các khoáng chất cần thiết, đồng thời, kiểm soát cân nặng là giải pháp được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, phụ huynh nên tích cực cho con hoạt động thể chất thường xuyên, ít nhất 60 phút mỗi ngày; tăng cường rau xanh, trái cây, hoa quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt để trẻ phát triển toàn diện và bền vững.

Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện dự án truyền thông “Phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em. Là thương hiệu của Nutifood Sweden, được nghiên cứu và phát triển dựa trên đặc thù dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, Nutifood GrowPLUS+ Trắng với công thức hệ chất xơ Fiber Balance độc quyền từ Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển kết hợp cùng 29 loại Vitamins và khoáng chất thiết yếu và DHA từ tảo giúp con kiểm soát cân nặng, cao lớn chuẩn BMI và thông minh vượt trội.

'Đại dịch hói đầu’ khiến nhiều người gặp định kiến về ngoại hình

Mái tóc mỏng, vầng trán cao hình chữ M khiến nhiều người trẻ, đặc biệt là nam giới bị kỳ thị ngoại hình, đối xử thiếu công bằng. Họ tìm nhiều cách, chi bộn tiền để cải thiện.

Anh lập trại giảm béo cho trẻ

15 trung tâm giảm béo do Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh thí điểm ở các phòng khám sẽ có nhiệm vụ điều trị chuyên khoa, tư vấn sức khỏe tâm thần cho các trẻ em bị béo phì nghiêm trọng.

Minh Lan, Giang Đông Giang

Bạn có thể quan tâm