Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo động trẻ bị khủng hoảng tinh thần: Con phải ra đi

Vì không tìm được tiếng nói chung với bố mẹ, nhiều đứa trẻ bất mãn bỏ nhà ra đi, tìm cuộc sống riêng.

Chạy trốn

9 giờ tối, điện thoại đường dây tư vấn 18001567 đổ chuông. Đầu dây bên kia, giọng nói của một bé trai run run, ấp úng. Cuộc nói chuyện bị gián đoạn liên tục, vì cậu bé run và khóc. Khó khăn lắm, nhân viên tư vấn tổng đài mới trấn an được để em nói chuyện và kể lại câu chuyện đầy nước mắt của mình.

Em tên Đinh Văn Điệp, 9 tuổi (thành phố Huế). Bố đi tù vì buôn bán ma túy, mẹ chết vì sốc thuốc, ba anh em Điệp sống với bà ngoại. Bà ngoại Điệp cũng buôn bán ma túy, anh trai Điệp, Đinh Văn Khúc, 14 tuổi theo chân bà ngoại rồi cũng rơi vào nghiện ngập.

Bà ngoại bắt Điệp theo bà bán thuốc nhưng Điệp không chịu. Nhiều lần bị bà thuyết phục, Điệp phản ứng gay gắt: “Vì ma túy mà mẹ cháu chết, bố cháu đi tù, anh trai lang thang, nghiện ngập. Cháu không phá hủy cuộc đời mình vì ma túy nữa”. Ngay lập tức, Điệp bị bà đánh đập, bỏ đói.

Không chịu nổi cuộc sống gia đình ngột ngạt, nhiều cậu bé đã bỏ nhà ra đi.

Bạo lực học đường: Răn đe vẫn chưa sợ

Việc xuất hiện nhiều clip đánh nhau trên mạng hiện nay khiến phụ huynh lo lắng về tình hình bạo lực học đường, dù các vụ ẩu đả đều được nhà trường, công an xử lý, răn đe.

Sau 2 ngày nhịn đói, không chịu được, Điệp đi ăn xin, gặp ai Điệp cũng xin đồ ăn. Bà ngoại thấy ai cho Điệp đồ ăn là quay ra chửi bới người đó và đánh đập Điệp. Bị bà cô lập, dần dần người ngoài không dám cho Điệp đồ ăn nữa, Điệp đành phải đi ăn trộm. Một lần, Điệp trộm bánh mỳ, bà bắt được dắt Điệp về xích trói vào cầu thang, đánh đập tàn nhẫn. Đứa em gái út thương anh, lén bà mang đồ ăn cho anh. Bà ngoại phát hiện, tiếp tục đánh Điệp bầm tím người. Anh trai lang thang về chứng kiến cảnh em trai bị bà ngoại đối xử tàn nhẫn đã cưa xích giải phóng cho em.

Điệp bỏ nhà ra đi dắt theo em gái. Hai anh em lang thang hết góc đường, xó chợ, không nơi nương thân. Đói, khát, Điệp đành phải đi ăn xin rồi trộm cắp vặt. Cuộc sống hai anh em cứ lay lắt bờ bụi. Đặc biệt, Điệp luôn sống trong sợ hãi vì sợ bà ngoại bắt được.

Một lần bị bà ngoại lùng sục gắt gao, Điệp và em gái trốn trong một tiệm tạp hóa. Trong lúc cùng quẫn, Điệp nghe đài phát thanh nói về đường dây tư vấn trẻ em 18001567, Điệp đã nhờ điện thoại của tiệm tạp hóa gọi điện đến tổng đài cầu cứu. Giọng run rẩy, Điệp nói trong tiếng nấc: “Anh chị cứu em với, bà đang tìm em, em rất sợ. Bà bắt được sẽ đánh em chết…”.

Ngay tối hôm đó, nhân viên tổng đài tư vấn 18001567 đã liên lạc làm việc với cán bộ Sở LĐ-TB&XH Thừa Thiên - Huế đến gặp anh em Điệp mang đồ ăn, áo ấm. Hai anh em Điệp được gửi vào một trung tâm mái ấm tình thương ăn học. Điệp sau đó được trung tâm giới thiệu đi học nghề sửa chữa xe máy.

Không về

Cũng bỏ nhà ra đi vì giận mẹ, bị mẹ đối xử tàn nhẫn nhưng Vàng Chỉn Su, 14 tuổi, dân tộc Mông (Hà Giang) không được may mắn như Điệp. Chỉn Su là con cả trong gia đình có 3 anh em. Nhà nghèo, bố mẹ ở triền miên trên rẫy, việc nhà, chăm sóc em, bố mẹ giao hoàn toàn cho Su. Cứ mỗi lần về thăm nhà, thấy em nheo nhóc, nhà cửa bừa bộn, bố mẹ lại lôi Su ra mắng nhiếc, đánh đập.

Một lần, do mải chơi, Su để trời mưa ướt hết đống ngô phơi ở sân. Mẹ về đánh Su một trận tơi bời, người hằn lên từng vết roi, thâm tím. Lần này, Su không khóc nữa, cứ lỳ mặt ra nghiến răng chịu đựng. Uất ức đến tột cùng, Su quyết định bỏ nhà ra đi ngay tối hôm đó.

Để có “lộ phí” thực hiện quyết định của mình, cậu lấy trộm của mẹ một chiếc vòng bạc xuống thị trấn bán. Có người nhìn thấy Su ở thị trấn gọi điện báo cho mẹ Su, mẹ tức tốc phóng xe máy xuống gặp Su lấy hết số tiền vừa bán vòng bạc và lạnh lùng tuyên bố: “Đưa hết tiền đây cho tao, còn mày muốn đi đâu thì đi, tao không nuôi mày nữa”. “Mẹ đã nói thế thì không bao giờ con quay lại ngôi nhà đó nữa”, nói xong Su cắm cổ bước đi. Su cứ bước đi một cách vô định như thế, không biết phía trước là nơi nào, không biết sẽ về đâu, bởi từ nhỏ tới giờ Su chỉ quanh quẩn trong cái bản của mình.

Sợ lạc vào rừng sâu nên Su vạch cho mình một nguyên tắc là men theo đường lớn mà đi. Đói, khát thì vào nhà dân xin ăn, còn ngủ, nghỉ thì khi bụi cây, gầm cầu, lán… Suốt hai tháng trời ròng rã đi bộ từ Hà Giang men theo đường lớn, cuối cùng Su cũng đến được Hà Nội. Khi đi đến vòng xuyến cầu Chương Dương (Hà Nội), thấy xe cộ tấp nập, Su hoảng quá không biết đi đứng thế nào nên cứ đứng bên đường khóc. May mắn có người dắt Su về công an phường, sau đó Su được bố trí vào ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Đông Anh (Hà Nội).

Tại đây, Su được cán bộ đường dây tư vấn trẻ em Bộ LĐ-TB&XH, Trung tâm Bảo trợ xã hội Đông Anh thuyết phục trở về nhà với bố mẹ, Su nhất quyết không về. “Bố mẹ đối xử quá tệ với em, về nhà em suốt ngày bị bố mẹ đánh chửi, còn ở đây em được ăn ngon, ở nhà đẹp, lại được mọi người thương yêu, em không về”, Su nói. Sau một thời gian được cán bộ Trung tâm động viên, an ủi, Su đồng ý trở về. Tuy nhiên, trên đường về, Su lại bỏ trốn lần nữa, vì sợ sẽ bị bố mẹ đối xử tệ hơn trước. Từ đó, cán bộ Trung tâm mất liên lạc với Su.

Trong 5 năm (2010-2014), Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567, Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em nhận được hơn 1,3 triệu cuộc gọi của người dân và trẻ em trên toàn quốc. Trong số này, có gần 140 nghìn cuộc gọi tư vấn. Có 1.563 trẻ em cần bảo vệ khẩn cấp, giúp đỡ trong các trường hợp bị bỏ rơi, bạo lực, lang thang… 


Trẻ giết người vì không làm chủ được cảm xúc?

Hàng loạt vụ ẩu đả, giết người gần đây làm dư luận lo lắng khi hung thủ là thanh niên, trẻ vị thành niên. Điều gì nuôi dưỡng sự hung hãn trong các em khi đang ở độ tuổi rất trẻ?

http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/bao-dong-tre-bi-khung-hoang-tinh-than-bai-2-con-phai-ra-di-908589.tpo

Theon Lưu Trinh/Báo Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm