Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Vì sao bão Francine gây lo ngại

Bão Francine đổ bộ vào miền Nam Louisiana hôm 11/9 với cường độ bão cấp 2, trong khi giới chức cảnh báo về tình trạng nước biển dâng, lũ lụt và sức gió 160 km/h đe dọa tính mạng.

Cảm giác run rẩy sợ hãi của cư dân Louisiana (Mỹ) khi nghe đến đường đi dự kiến của bão số 6 Francine có lẽ bắt nguồn từ ký ức kinh hoàng từ Ida - cơn bão lớn gần nhất đã tấn công tiểu bang này, gây thiệt hại hàng tỷ USD và để lại hậu quả tàn khốc vẫn còn ảnh hưởng rộng rãi nhiều năm sau đó.

Francine đã tăng cấp siêu tốc, dự kiến ​​sẽ cắt theo một đường đi tương tự như cách cơn bão Ida đã làm vào năm 2021, theo New York Times. Giới chức địa phương kêu gọi sơ tán người dân ở các cộng đồng ven biển, trường học đóng cửa và bao cát được phân phát trước khi cơn bão đổ bộ vào bang.

Ký ức kinh hoàng

Ida đã mạnh lên đáng kể, đổ bộ vào cảng Fourchon, Louisiana, với cường độ bão cấp 4 với sức gió tối đa 241 km/giờ. Có một sự trùng hợp đau đớn là Ida đã đổ bộ vào đất liền vào ngày 29/8, đúng ngày kỷ niệm 16 năm cơn bão lịch sử Katrina tấn công Louisiana.

Sự xuất hiện của Francine đã chấm dứt thời gian "hòa hoãn" với những cơn bão dữ, người dân không được tận hưởng sự yên bình quá lâu sau giai đoạn đặc biệt khắc nghiệt đối với Louisiana vào năm 2020 và 2021.

Vào năm 2020, Bão Laura và Delta đã tấn công góc tây nam của tiểu bang. Bão Zeta cũng đến với cường độ bão cấp 3 vào năm đó và mắt bão đã đi qua New Orleans - thành phố lớn nhất của Louisiana.

Đối với khu vực của tiểu bang có nguy cơ chịu sự tàn phá lớn nhất từ Francine, thì Ida đã là cơn bão gây ra nhiều chấn thương nhất cho vùng đất này. Ida gây ra lũ lụt và phá hủy nhà cửa, để lại một vệt tàn phá kéo dài đến New York.

bao so 6 anh 1

Louisiana bị tàn phá bởi cơn bão Ida.

Ở Louisiana, phần lớn thiệt hại tập trung ở New Orleans và khu vực xung quanh, đặc biệt là ở quận Jefferson Parish, nằm ngay phía tây của thành phố.

Sự tàn phá của cơn bão đã khiến mọi thứ ngưng trệ, suốt nhiều tuần rác không được thu gom ở một số khu vực New Orleans, tạo ra mùi hôi thối khủng khiếp và giòi sinh sôi.

Rác thải sinh hoạt ôi thiu - thịt, sữa, sốt mayonnaise - đã nằm trong cái nóng 32 độ C trên đường phố gần 3 tuần.

Sau khi giúp dọn rác từ bên ngoài nhà của người dân, Oliver Thomas, cựu thành viên hội đồng thành phố, đã sốc trước mùi hôi thối "không thể tin được" bao phủ New Orleans sau cơn bão Ida. "Tôi chưa bao giờ thấy những con giòi to như thế này", Thomas nói với Washington Post.

Công ty bảo hiểm phá sản, người dân rời đi

Nhưng có lẽ hậu quả lâu dài nhất mà Ida gây ra là chi phí bảo hiểm tăng vọt, gây ra cuộc khủng hoảng với ngành công nghiệp sau cơn bão.

Các nhà cung cấp bảo hiểm đã phá sản hoặc rời khỏi tiểu bang. Những công ty còn lại đã tăng giá - cao đến mức trong một số trường hợp, chủ nhà không đủ khả năng chi trả bảo hiểm, dẫn đến việc tịch biên nhà.

bao so 6 anh 2

Nhiều công ty bảo hiểm phá sản sau bão Ida, trong khi người dân phải vật lộn để gây dựng lại cuộc sống.

Đến năm 2024, căn nhà của Jones-Langford và chồng cô, Charlie Langford, vẫn còn dấu vết hư hại từ cơn bão ác mộng cách đây 3 năm: Côn trùng bò qua các vết nứt từ phòng giặt chưa hoàn thiện ở phía bên kia bức tường tạm bợ, mặc dù cô đã nhét tấm ván xốp vào khung cửa.

Họ đã mua bảo hiểm thông qua Americas Insurance Co. - một công ty bảo hiểm khu vực nhỏ với các chính sách tập trung ở phía nam Louisiana dễ bị bão. Khi Ida xé toạc mái nhà của họ, khiến nước mưa tràn vào phòng giặt, Jessica Jones-Langford đã nộp đơn yêu cầu bồi thường.

Đến mùa hè năm sau, Jones-Langford vẫn chưa nhận được đủ tiền để hoàn thành việc sửa chữa. Trong khi đó, các viên chức nhà nước đã bắt đầu thanh lý Americas, một trong 12 công ty bảo hiểm ở Louisiana cuối cùng sẽ phá sản.

Jones-Langford đang phải vật lộn dưới sức nặng của chi phí tăng cao. Phí bảo hiểm của cô tăng vọt từ 1.877 USD vào thời điểm xảy ra cơn bão Ida lên 7.200 USD ở hiện tại, khiến cho khoản nợ hàng tháng của cô tăng từ 1.400 USD/tháng lên 2.300 USD.

Dân số ở những khu vực đó đã giảm sau cơn bão. New Orleans và khu vực xung quanh có mức giảm dân số mạnh nhất trong bất kỳ khu vực đô thị nào trên cả nước trong giai đoạn 2020-2023, theo ước tính của cuộc điều tra dân số.

Vùng đô thị đã mất 45.000 cư dân trong 3 năm sau cơn bão, giảm 4,3% chủ yếu do cư dân rời khỏi giáo xứ Orleans và Jefferson. Mỗi giáo xứ đó đã mất hơn 20.000 cư dân do di cư đến các vùng khác của tiểu bang hoặc cả nước.

Các chuyên gia cho rằng sự suy giảm này là do cơn bão và tác động tài chính của nó.

Theo tờ Nola, sự sụt giảm dân số không phải là điều bất ngờ. Một số khu vực của New Orleans, chẳng hạn như St. John, bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi cơn bão Ida. Và cuộc khủng hoảng tiếp theo trên thị trường bảo hiểm và giá bảo hiểm nhà ở và bảo hiểm lũ lụt tăng vọt đã khiến một số người trong khu vực gặp khó khăn trong việc duy trì nhà cửa.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Cá sấu, đà điểu sổng chuồng giữa lũ lụt ở Nigeria

Lũ lụt ở miền Bắc Nigeria đã giết hơn 80% động vật trong một vườn thú lớn ở địa phương. Đây là nơi nuôi nhốt nhiều động vật hoang dã, từ sư tử, đà điểu đến cá sấu.

Đinh Phạm

Ảnh: New York Times

Bạn có thể quan tâm