Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bất ngờ với độ dinh dưỡng tròn đầy trong mâm cơm Tết

Những món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết bên cạnh ý nghĩa văn hóa, còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

Giá trị dinh dưỡng cân bằng được thể hiện qua các món ăn truyền thống ngày Tết. Ảnh: Leplateau.

Những món ăn dưới đây sẽ xuất hiện trong đa số các mâm cơm, bàn tiệc dịp Tết. Chúng mang lại nhiều giá trị dưỡng nếu ăn điều độ nhưng với lượng calo lớn, bạn nên tiết chế và ăn uống cân bằng, đa dạng thực phẩm.

Bánh chưng

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), xét về mặt dinh dưỡng, bánh chưng là một món ăn toàn diện.

Người dân từ ngày xưa đã phối hợp các thực phẩm với nhau một cách khoa học để tạo ra chiếc bánh đậm đà truyền thống dân tộc. Trong bánh chưng có đầy đủ các chất protid, glucid, lipid, các vitamin và muối khoáng ở những tỷ lệ thích đáng. Một ngày ăn một chiếc bánh chưng trung bình là đủ khẩu phần ăn cân đối về lượng và chất.

Bánh chưng cũng đảm bảo tốt các tiêu chuẩn vệ sinh vì được gói trong lá dong rửa sạch, luộc chín rền nhiều giờ, ăn vừa bổ, vừa sạch sẽ, ngon miệng, dễ tiêu.

Cần lưu ý rằng bánh chưng nếu để lâu trong thời tiết ẩm sẽ rất dễ meo mốc, thiu chua, do đó cách tốt nhất là nên ăn bánh chưng khi vừa gói càng sớm càng tốt.

Dưa hành muối

Dưa hành muối nói riêng và của thực phẩm ngâm muối nói chung chứa rất nhiều các lợi khuẩn probiotic đồng thời có thể tăng cường các lợi khuẩn cho các bữa ăn. Những lợi khuẩn giúp giữ cho thực phẩm lên men ít có khả năng bị hư hỏng và làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột của người ăn.

Ngoài việc là sự kết hợp để chống ngán khi ăn bánh chưng, bản thân dưa hành còn có các chất chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa lượng đường huyết, tốt cho sức khỏe của xương, giảm nguy cơ ung thư.

Cần lưu ý dưa hành lên men nên chứa nhiều acid nên những người bị viêm loét dạ dày không nên ăn. Nếu người viêm loét dạ dày ăn nhiều dưa hành sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị khiến bệnh nặng thêm. Những người mắc suy thận cũng không nên ăn món này do sẽ hấp thu nhiều muối vào cơ thể và gây phù, cao huyết áp.

Gà luộc

Gà luộc trở thành món ăn phổ biến không chỉ xuất hiện trong dịp Tết ở Việt Nam. Trong những ngày Tết, thịt gà là một nguồn cung cấp protein dồi dào, trong khi có giá thành rẻ.

Lượng protein trong thịt gà cao do chúng là loại thực phẩm có chứa ít chất béo. Protein là một trong những nhóm chất tác động đến quá trình phát triển gồm chiều cao, cân nặng, trí tuệ của con người.

Thịt gà cũng có lượng axit amin lớn như tryptophan. Đây là một chất giúp làm dịu thần kinh, kích thích giấc ngủ. Ăn thịt gà cũng giúp kích thích nồng độ serotonin trong não, giúp giảm căng thẳng và dễ chịu hơn.

dinh duong ngay tet anh 3

Gà luộc không chỉ xuất hiện trong dịp Tết mà còn trong những ngày thường. Ảnh: Taste Atlas.

Ức gà là phần thịt hỗ trợ tim mạch tốt nhất. Đây là bộ phận có chứa nhiều protein giúp ngăn chặn và kiểm soát lượng homocysteine, tác nhân chính gây bệnh tim mạch. Do đó, nhiều người dùng thịt gà cho các bữa ăn hàng ngày.

Cần lưu ý cách chế biến gà cũng ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Nên ưu tiên các món luộc, hấp thay vì chiên xào.

Các loại mứt

Một hộp mứt nhiều loại với nhiều màu sắc thường xuất hiện trong các gia đình vào dịp Tết. Với các nguyên liệu làm mứt đa dạng như dừa, gừng, ngoai lang, me và dứa, chúng còn mang lại những lợi ích sức khỏe. Mứt gừng sẽ giúp tiêu hóa, mứt quất thường được ăn cùng với vỏ giúp giảm đau họng và giảm bớt cảm giác mệt mỏi sau cơn say, mứt hạt sen dùng để giải tỏa căng thẳng và ngủ ngon.

“Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất?”, “Làm thế nào để tôi ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh?”, “Làm thế nào để tôi vẫn giữ được minh mẫn khi già đi?”… Đó là mối quan tâm của nhiều người trong quá trình tìm phương thức để duy trì sức khỏe tốt nhất có thể.

Cuốn sách Ăn lành, tập đủ, nghĩ thông minh có thể giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.

10 nguyên tắc ăn uống nên nhớ trong những ngày Tết

Thực phẩm không được lựa chọn đúng cách, chế biến và bảo quản cẩn thận sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng, thậm chí gây hại đến sức khỏe.

Ngày Tết ăn hạt gì để vừa may mắn, vừa khỏe mạnh cả năm?

Điểm chung của các loại hạt mời khách ngày Tết của người Việt là đều giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng cho cả ngày dài.

Lời khuyên của bác sĩ: 'Dinh dưỡng khỏe cho trẻ vui Tết'

Ngày Tết, được thỏa thích ăn món ngon, lạ miệng, đồ ngọt là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ ốm, bệnh làm cha mẹ lo lắng.

Ngày Tết, lựa chọn bánh mứt thế nào cho an toàn?

Tôi đang muốn mua bánh kẹo, mứt cho mấy ngày Tết. Nhưng hiện trên thị trường có rất nhiều loại, xin hỏi tôi cần lựa chọn như thế nào để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng?

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm