Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé gái 8 tuổi nhập viện lúc nửa đêm vì ban nhiễm khuẩn

Các bác sĩ khoa Nhi, Trung tâm Y tế Cẩm Khê (Phú Thọ), hiện điều trị cho 11 trẻ mắc ban nhiễm khuẩn. Trước đó, 5 trường hợp đã được chữa khỏi và xuất viện.

16 trẻ nhập viện vì ban nhiễm khuẩn tấn công. Ảnh: BVCC.

Điển hình là bé gái 8 tuổi, trú tại xã Hùng Việt, tỉnh Phú Thọ. Đêm 3/7, bệnh nhi được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế Cẩm Khê trong tình trạng đau bụng từng cơn quanh rốn, toàn thân nổi dày các ban sẩn đỏ gây ngứa dữ dội.

Trẻ sốt nhẹ nhưng không có dấu hiệu nôn hoặc tiêu chảy. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc ban nhiễm khuẩn. Trẻ được điều trị bằng truyền dịch, kháng sinh, thuốc kháng histamin và theo dõi sát tình trạng sức khỏe.

Nhờ được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, hiện các ban sẩn giảm rõ rệt, bé ăn ngủ tốt hơn và đáp ứng điều trị tích cực.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Huynh, Phó trưởng khoa Nhi, ban nhiễm khuẩn là bệnh ngoài da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các ban sẩn trên da gây ngứa ngáy, khó chịu, có thể kèm sốt nhẹ khiến trẻ ăn uống kém, ngủ không ngon, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất lẫn tinh thần.

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến bội nhiễm, lở loét da hoặc biến chứng nghiêm trọng hơn.

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nổi ban, ngứa, đau bụng. Việc đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đúng cách là rất cần thiết.

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, nhất là các loại kháng sinh hoặc thuốc bôi ngoài da, khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tạo môi trường sống an toàn, sạch sẽ và chăm sóc y tế đầy đủ là điều kiện quan trọng để bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Những lời từ trái tim bác sĩ

Từ những kiến thức y khoa được chia sẻ một cách dễ hiểu, gần gũi, cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe uy tín cho độc giả đến những câu chuyện đời, chuyện nghề tự mình chứng kiến và trải nghiệm, nhiều bác sĩ đã tạo nên những cuốn sách giàu giá trị, được đánh giá cao.

Tự trị bệnh tại nhà, người đàn ông nhập viện vì nhiễm trùng nặng

Chủ quan với mụn nước vùng cánh tay, người đàn ông tự điều trị tại nhà mà không thuyên giảm. Khi nhập viện, da ông đã bị bội nhiễm, chảy mủ.

TP Huế: Số ca mắc liên cầu lợn tăng vọt, 1 người không qua khỏi

Trong chưa đầy 2 tuần, ngành y tế TP Huế ghi nhận 12 trường hợp nhiễm liên cầu lợn, trong đó có một người không qua khỏi vào ngày 2/7.

Sợ giun ẩn trong mắt, đâu là cách phát hiện?

Em trai tôi bị cộm, vướng mắt gần 2 năm, lo lắng nhiễm giun chỉ dù đã khám nhiều nơi không phát hiện dị vật. Xin bác sĩ cho biết nếu thật sự có giun thì chẩn đoán thế nào?

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm