
"Bé liên" là cách đọc trại từ "lesbian" trong tiếng Anh - thuật ngữ chỉ những phụ nữ có xu hướng tình cảm hoặc tình dục với phụ nữ.
Ban đầu, "lesbian" được phiên âm tiếng Việt chệch thành “lét biên” hoặc “lé biên”, sau đó giới trẻ Việt Nam sáng tạo đọc ngược thành “bé liên”.
Cách gọi này vẫn dùng để chỉ những phụ nữ đồng tính, song mang sắc thái gần gũi, thường được dùng với giọng điệu ủng hộ hoặc tự hào, chẳng hạn "Bé liên mạnh nhất lịch sử" hay “Từ nay mình chính thức là bé liên trong mắt gia đình, không cần che giấu nữa”.
Không chỉ là cách khẳng định bản thân, “bé liên” còn xuất hiện trong những bài đăng khoe người yêu đồng giới nữ đầy ngọt ngào, như “Đây là bé liên của tui nha”.
Ngoài “bé liên”, cộng đồng mạng Việt Nam còn từng sáng tạo nhiều cách gọi hài hước khác cho các thuật ngữ trong văn hóa LGBTQ+. Điển hình có thể kể đến "kathoey", từ chỉ cộng đồng những người chuyển giới nam thành nữ, được bắt nguồn từ văn hoá Thái Lan. Khi du nhập về Việt Nam, "kathoey" được phiên âm một cách hài hước thành "cà thơi".
Một ví dụ khác là “bột tôm”, cách đọc lái của từ tiếng Anh “bottom”. Trong ngữ cảnh LGBTQ+, "bottom" thường chỉ người có vai trò “bị động” trong một mối quan hệ đồng tính nam.
Tương tự như “bé liên”, “cà thơi” hay "bột tôm" cũng mang sắc thái dễ thương, gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các nội dung hài hước, tôn trọng sự đa dạng giới tính.
Gen Z trên thế giới đang gia tăng việc đọc sách với xu hướng khác biệt theo khu vực. Tại Mỹ và Anh, giới trẻ ưu tiên sách in, đưa doanh số sách in lên mức cao kỷ lục trong thế kỷ 21, với tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên ngày càng được yêu thích. Ngược lại, tại Trung Quốc, sách điện tử và sách nói chiếm ưu thế nhờ tính tiện lợi, khiến thế hệ Z trở thành lực lượng chính thúc đẩy công nghiệp sách số, với trung bình 28 cuốn sách số được đọc mỗi năm.