Không có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ dị nguyên nào trước đó, nhưng bé trai 8 tuổi, trú tại xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ) đột nhiên bị ban sẩn đỏ toàn thân kèm theo triệu chứng đau bụng vùng quanh rốn.
Gia đình cho bé điều trị tại nhà 3 ngày nhưng không đỡ nên quyết định đưa trẻ đến bệnh viện.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng quanh rốn, da toàn thân mọc chi chít ban đỏ, sẩn ngứa, nổi gồ trên mặt da. Kết quả cận lâm sàng cho thấy bạch cầu và CRP (xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm, nhiễm) tăng cao; ruột tăng nhu động, chứa nhiều dịch.
Hình ảnh vùng lưng trẻ trước và sau khi được điều trị. Ảnh: Sở Y tế Phú Thọ. |
Bệnh nhi được chẩn đoán mày đay nhiễm khuẩn. Bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh và chống dị ứng. Khi không còn tình trạng nhiễm khuẩn cũng là lúc các ban sẩn dị ứng biến mất. Bé được ra viện sau 7 ngày điều trị.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Trương Kim Thiện, Trưởng khoa Nhi, bản chất của mày đay là phản ứng miễn dịch của cơ thể do tác động của các tác nhân bên ngoài như: vi khuẩn, virus, thực phẩm, thuốc...
Trường hợp nhẹ đôi khi chỉ có biểu hiện ngoài da, nặng hơn có thể gây phù mạch, đặc biệt là phù mao mạch vùng hầu họng, khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Để điều trị dứt điểm bệnh lý này, bác sĩ cần tìm và loại bỏ tác nhân gây bệnh mới mang lại hiệu quả điều trị.
Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.