Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bên trong nhà cổ 244 tuổi vị thế đắc địa bậc nhất Hội An

Sở hữu không gian kiến trúc ấn tượng có "1-0-2" và là điểm đến thu hút du khách bậc nhất ở Hội An, nhà cổ Phùng Hưng được bảo tồn nguyên trạng dù đã 244 tuổi.

Nha co Hoi An anh 1

Nhà cổ Phùng Hưng nổi bật với lối kiến trúc độc đáo, mang đậm màu sắc và dấu ấn Á Đông. Ngôi nhà có dạng hình ống, 2 tầng, với mặt tiền rộng rãi, nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP Hội An), kế bên Chùa Cầu.

Nha co Hoi An anh 2

Công trình này được một thương nhân người Việt xây dựng năm 1780. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng, cũng là tên hiệu buôn, mang ý nghĩa là hưng thịnh, làm ăn phát đạt. Thời xưa, ngôi nhà là nơi kinh doanh các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối cùng lụa tơ tằm, gốm sứ, thủy tinh,... Chủ nhân hiện tại là con cháu đời thứ 8, đang sinh sống và bảo tồn nhà cổ.

Nha co Hoi An anh 3

Phía trên cửa chính có 2 mắt cửa (thần môn). Mắt cửa vừa là vật trang trí, vừa mang yếu tố tâm linh canh giữ cho ngôi nhà, tránh điều xấu.

Nha co Hoi An anh 4

Khung nhà và sàn được làm từ gỗ lim và mít, tường hồi xây gạch và mái lợp ngói âm dương. Phòng khách khá rộng và có một bộ bàn ghế khảm xà cừ tuổi đời hơn 200 năm. Tường nhà được trang trí bằng nhiều bức chạm trổ tinh tế.

Nha co Hoi An anh 5

Đi vào gian bên trong phải qua một cửa giữa, phía trên có bức hoành phi "Thế Đức Lưu Quang", nghĩa là đức hạnh của tổ tiên lưu truyền tỏa sáng. Hai bên cửa là cặp câu đối cổ.

Nha co Hoi An anh 6

Tại đây có một ô cửa vuông (cửa sập) thông tầng 1 với tầng 2, dùng để chuyển hàng lên trên tầng khi có lũ lụt.

Nha co Hoi An anh 7

Kiến trúc của ngôi nhà là sự kết hợp của 3 nền văn hóa Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Đây cũng là di tích về nghệ thuật kiến trúc và lối sống của tầng lớp thương nhân Hội An xưa, đồng thời là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa ở Hội An thời còn là thương cảng phồn thịnh.

Nha co Hoi An anh 8

Gian trong cùng là nơi ở của người nhà. Trong trận lũ lịch sử năm 1964, nơi đây trở thành chỗ trú ẩn an toàn cho khoảng 100 người dân suốt 3 ngày đêm.

Nha co Hoi An anh 9

Gian ngoài của tầng 2 là nơi thờ cúng và sinh hoạt của gia đình.

Nha co Hoi An anh 10

Cửa ra hiên ở tầng 2 được làm theo lối thượng song hạ bản, phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín, mang đến sự kín đáo mà vẫn thông thoáng.

Nha co Hoi An anh 11

Ngôi nhà sở hữu vị trí "mặt tiền" đắc địa, nằm cạnh Chùa Cầu. Ban công và cửa đậm màu sắc Trung Quốc. Mái nhà giữa được thiết kế theo kiểu "tứ hải", mang ý nghĩa bốn bể một nhà theo truyền thống người Nhật xưa. Sườn gỗ, xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau theo kiểu Việt Nam.

Nha co Hoi An anh 12

Bộ phận đỡ mái hiên được chạm khắc hình cá chép, mang ý nghĩa thịnh vượng, quyền lực và may mắn.

Nha co Hoi An anh 13

Trải qua bao thăng trầm, đến nay ngôi nhà vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các đường nét kiến trúc, nội thất.

Nha co Hoi An anh 14

Bên trong nhà còn lưu giữ nhiều đồ vật từng được các thế hệ của gia đình sử dụng.

Nha co Hoi An anh 15

Nhà cổ Phùng Hưng là một trong những điểm đến đặc sắc mà du khách không thể bỏ qua khi ghé Hội An.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Nơi check-in ở Hội An 'hot' ngang ngửa Chùa Cầu

Con hẻm nhỏ nằm giữa 2 bức tường quét vôi vàng ở Hội An thu hút du khách, từ sáng sớm nhiều người đã đến xếp hàng chờ check-in.

Tranh cãi nước Mót ở Hội An 'mua chỉ để chụp ảnh'

Loại nước thảo mộc "quốc dân" ở Hội An (Quảng Nam) vướng nhiều tranh cãi về hương vị. Một số du khách cho rằng họ chỉ mua để check-in, không có ý định uống lại.

https://vietnamnet.vn/doc-dao-nha-co-244-tuoi-hut-khach-bac-nhat-hoi-an-2351602.html

Hà Nam/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm