Thoát vị bẹn ít xảy ra ở bé gái nên rất dễ bỏ sót. Ảnh: Findyourmomtribe. |
Một ngày sau, tình trạng không cải thiện, khối phồng nổi rõ khi bé ho, khóc to, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam thăm khám.
Nhận thấy khối thoát vị căng phồng cứng, to như nổi hạch chính là buồng trứng “biến tướng”, các bác sĩ khoa Ngoại đã tiến hành mở đường nhỏ ở bẹn bệnh nhi. Bệnh nhi được đẩy mô thoát vị là buồng trứng trái vào lại trong bụng, sau đó cắt cột túi chứa.
Theo các bác sĩ, ca phẫu thuật diễn ra nhanh, vết mổ nhỏ, đảm bảo tính thẩm mỹ. Bé Linh có thể bú sữa bình thường vài giờ sau mổ. Bé đã ổn định và được xuất viện.
Bác sĩ khoa Ngoại, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam, cho biết chỉ 10% trường hợp thoát vị bẹn xảy ra ở bé gái nên rất dễ bỏ sót. Nếu chẩn đoán không chính xác hoặc không kịp thời đưa buồng trứng về đúng vị trí, chúng sẽ bị hoại tử, bác sĩ buộc phải cắt bỏ, ảnh hưởng khả năng sinh sản của bé sau này.
Nhiều trường hợp trẻ gái bị thoát vị bẹn nghẹt do đến bệnh viện muộn. Thậm chí, một số bé để hơn 1-2 tuần mới đi viện do người nhà nghĩ là hạch viêm, áp-xe bẹn. Hậu quả là khối thoát vị hoại tử nặng. Dù được phẫu thuật, trẻ cũng không thể phục hồi cơ quan trong khối thoát vị, buộc phải cắt bỏ.
Trường hợp bé Linh, nếu đến bệnh viện chậm trễ sau 1-2 ngày, bé có thể bị nghẹt hoặc xoắn mạch máu nuôi buồng trứng, dẫn đến hoại tử.
Sinh tố hay nước ép tốt hơn cho sức khỏe? Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nhưng chúng không phải là một. Cuốn sách Smoothie: Giải pháp từ thiên nhiên giúp giảm cân, thải độc, phòng bệnh, sống lâu của tác giả Farnoóh Brock sẽ cung cấp kiến thức về sinh tố. Nó cũng đưa ra lời khuyên trong việc làm và sử dụng sinh tố sao cho có ích cho sức khỏe.