Ngày 21/7, Bộ phận thường trực Bộ Y tế đã đến kiểm tra và làm việc tại một số bệnh viện dã chiến tại TP.HCM. Đến nay, ngành y tế TP.HCM thiết lập 14 bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 với hơn 34.500 giường. Dự kiến trong những ngày tới, một số bệnh viện dã chiến tiếp tục đi vào hoạt động.
Qua kiểm tra sơ bộ, Bộ phận thường trực Bộ Y tế đánh giá số giường Sở Y tế TP.HCM giao cho các bệnh viện cơ bản đã hoàn thành, nghiệp vụ chuyên môn vững, một số bệnh viện có mô hình tiếp nhận bệnh nhân khoa học. Tuy nhiên, các đơn vị này vẫn còn một số vấn đề tồn tại như cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân sự thiếu, chế độ ăn uống của bệnh nhân, xử lý rác thải...
Cụ thể, Bệnh viện dã chiến số 3 (khu tái định cư Thủ Thiêm nằm tại phường An Khánh, TP Thủ Đức). Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Khanh, Giám đốc bệnh viện, cho biết số giường bệnh theo kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM là 3.000, hiện tại thực kê được 2.500, đang điều trị khoảng 2.300 bệnh nhân.
Đây là bệnh viện cấp 1, có trách nhiệm nhận và điều trị những bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không bệnh nền. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng khoảng 4-5% tương đương với 50-60 ca. Bệnh viện thiếu một số thiết bị y tế để cấp cứu cho người nặng.
Các nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện dã chiến số 3. Ảnh: DH. |
Tổ công tác Bộ Y tế đánh giá Bệnh viện dã chiến số 3 đã thực hiện nghiệp vụ chuyên môn vững, cấp cứu được những trường hợp trung bình. Tuy nhiên, số giường kế hoạch còn thiếu, cần trang bị thêm một số trang thiết bị như: X-quang di động, siêu âm tại giường, bình oxy di động và hệ thống oxy trung tâm. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng cần thành lập khu hồi sức cấp cứu để điều trị những bệnh nhân trở nặng (khoảng 20 giường), thiết lập khu oxy trung tâm, tăng cường thuốc điều trị, bồn oxy dung tích lớn cho từ 30 đến 50 bệnh nhân.
Tại Bệnh viện dã chiến số 1 (ký túc xá Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia TP.HCM), bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thanh Trường, Giám đốc bệnh viện, cho biết, tính đến 20/7, đơn vị này có 4.276 F0 đang điều trị. Số giường bệnh theo kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM là 5.000, hiện tại thực kê được 4.580, 263 bác sĩ và điều dưỡng làm việc tại đây.
Đơn vị này cần thành lập khu hồi sức cấp cứu để điều trị những bệnh nhân trở nặng (khoảng 15 giường), đề nghị bệnh viện lớn hỗ trợ đơn nguyên hồi sức cấp cứu (nhân sự, trang thiết bị). Thiết lập khu oxy trung tâm, cung cấp thêm thuốc kháng sinh, vận mạch. Hỗ trợ chuyển bệnh nhân F0 xuất viện là người ngoài tỉnh do bệnh viện thiếu phương tiện vận chuyển.
Đoàn cũng đến kiểm tra tình hình điều trị, tiếp nhận bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 4 (khu tái định cư 30 ha Vĩnh Lộc B, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM). Báo cáo nhanh về tình hình, TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình, Phó giám đốc bệnh viện, cho biết hiện cơ sở y tế này đã kê được 4.000 giường, hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Số bệnh nhân F0 đang điều trị là 4.079.
TS Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đánh giá việc tổ chức khám, điều trị bệnh nhân F0 nhìn chung tốt, khả năng thực hiện cấp cứu bệnh nhân chuyển nặng ở mức khá. Trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất cơ bản đầy đủ. "Đây là một mô hình bệnh viện dã chiến khoa học, đáng để học tập", TS Thái cho biết.
Tuy nhiên, TS Thái cũng nhấn mạnh, Bệnh viện dã chiến số 4 cần lên phương án giả định khi bệnh nhân tăng, cấp cứu nhiều, phải tăng oxy dự trữ. Đơn vị này cũng phải dự báo chiến lược thay đổi để điều tiết nhân lực, trang thiết bị do thay đổi phân tầng, rà soát trang thiết bị phòng hộ, xét nghiệm định kỳ cho cán bộ, nhân viên y tế.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.