Mỗi lần ăn trứng, tôi đều bị buồn nôn và nôn. Nhiều người nói dị ứng với trứng sẽ không tiêm được vaccine phòng cúm, nhất là với bà bầu. Điều này có đúng không?
DS Nguyễn Tấn Xuân Trang, khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM)
Cúm có nhiều khả năng gây bệnh khiến phụ nữ mang thai phải nhập viện hơn so với những người trong độ tuổi sinh sản không mang thai. Cúm cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.
Tiêm vaccine khi đang mang thai cũng có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh (vì kháng thể được truyền từ mẹ sang con). Những người tiêm vaccine cúm khi đang mang thai hoặc cho con bú tạo được các kháng thể phòng bệnh này và truyền cho con qua sữa mẹ.
Phụ nữ mang thai bị dị ứng với trứng ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào đều có thể tiêm phòng vacicne cúm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng vaccine cúm dạng xịt mũi (LAIV4) trong thời kỳ mang thai.
Trước đây, người ta khuyến cáo những người bị dị ứng nặng với trứng (có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài phát ban khi phơi nhiễm với trứng) nên tiêm chủng tại cơ sở y tế nội trú hoặc ngoại trú.
Bắt đầu từ năm 2023-2024, các biện pháp an toàn bổ sung không còn được khuyến cáo đối với việc tiêm phòng cúm cho những người bị dị ứng với trứng, bất kể mức độ nghiêm trọng của phản ứng trước đó với trứng.
Tuy nhiên, bà bầu tiêm loại vaccine nào cũng nên được thực hiện ở những nơi có thể nhận biết và điều trị nhanh chóng các phản ứng dị ứng.
Trẻ em không phải sinh ra đã khỏe mạnh về cảm xúc, trẻ phải được tôi luyện. Trẻ cần được nuôi dưỡng và dạy bảo các kỹ năng xác định cảm xúc của mình và thể hiện ra theo cách tích cực, từ đó, trẻ có thể kết nối với những người khác theo cách thông minh về cảm xúc.