Theo Xu, anh đã chi 1.649 nhân dân tệ (tương đương 240 USD) cho một đêm trong căn phòng hạng sang của Hangzhou Conrad Hotel, view hướng ra sông, để ở cùng bạn gái tại khách sạn 5 sao ở Chiết Giang vào ngày 6/3.
Mở rèm cửa vào buổi sáng để ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông phía xa, Xu bất ngờ nhìn thấy một người lau cửa sổ thay vì khung cảnh lãng mạn, Shanghai Morning Post đưa tin hôm 20/3.
Yêu cầu bồi thường
Sau sự việc, người đàn ông yêu cầu khách sạn 5 sao phải xin lỗi vì đã không thông báo với khách về khung thời gian lau cửa sổ. Xu đồng thời muốn khách sạn hoàn trả chi phí thuê phòng và bồi thường thiệt hại tinh thần mà anh và bạn gái đã phải chịu đựng.
Phía khách sạn đã đề nghị cặp đôi ở lại thêm hai ngày trong khi chờ nhân viên giải quyết khiếu nại, theo SCMP.
Tuy nhiên, Xu cho biết không có giám đốc điều hành khách sạn nào đến thăm sau hai ngày như họ nói, và cặp đôi phải trả tiền cho những đêm ở thêm.
Một nhân viên truyền thông của Conrad Hangzhou, họ Zhong, cho biết khách sạn không thể đưa ra chính xác thời gian lau cửa sổ do các yếu tố không thể kiểm soát như thời tiết.
Zhong giải thích thêm rằng không thể thông báo cho mọi khách hàng vì họ không biết mọi người đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ, chỉ có thể dán một thông báo trong phòng để nhắc nhở mọi người về việc sẽ lau cửa sổ "trong thời gian gần".
Lau cửa kính bên ngoài các tòa nhà cao tầng là công việc nguy hiểm. Ảnh minh họa: Douyin. |
Nằm từ tầng 26 đến 50 của một trong những tòa tháp đôi Raffles City ở Hàng Châu, khách sạn này tự hào có các "phòng ngủ trên bầu trời", những cửa sổ kiểu Pháp giúp du khách được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố. Conrad Hangzhou Hotel quảng cáo khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của đường chân trời ngay khi ngâm mình trong bồn tắm.
Câu chuyện của cặp đôi nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc và tạo nên các luồng ý kiến trái chiều.
Một số người cho rằng Xu và bạn gái anh đang làm quá, bởi họ từng nhiều lần bắt gặp người lau cửa sổ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khách sạn hạng sang này cần chịu trách nhiệm.
"Tôi không biết cặp đôi có thật sự sốc không, nhưng dám chắc người lau cửa sổ thì có", một dân mạng bình luận.
"Người lau cửa sổ chắc hẳn đã rất xấu hổ, vì khi đó anh ta không biết chạy đi đâu", một tài khoản khác bày tỏ.
"Khách có quyền khỏa thân khi đang trong phòng khách sạn mà họ thuê, và họ dĩ nhiên có quyền thưởng ngoạn vẻ đẹp của dòng sông như cách khách sạn đã quảng cáo. Khách sạn nên bồi thường cho cả khách hàng lẫn người lau cửa sổ", một người dùng phân tích.
Thất vọng khi ở khách sạn 5 sao
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần có khách sạn hạng sang ở Trung Quốc nhận phàn nàn từ khách hàng, theo SCMP.
Ngày 13/3, diễn viên Jadie Lin Linqi đã phàn nàn trong bài đăng trên mạng về chất lượng tồi tệ của khách sạn 5 sao Ritz-Carlton ở quận Triều Dương, Bắc Kinh.
Lin kể rằng mình đã lên cơn hoảng loạn vì mắc kẹt trong phòng tắm suốt 3 giờ đồng hồ, đập cửa và la hét mà không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ nhân viên.
Lin hoảng loạn khi mắc kẹt trong nhà tắm của khách sạn 5 sao. |
Cô kể lại đã sử dụng phòng tắm thông với phòng ngủ trong khách sạn, nhưng không thể mở cửa lúc muốn ra ngoài. Cô hoảng hốt khi nhận ra mình để điện thoại di động ở bên ngoài, điện thoại treo trên tường nhà tắm cũng không hoạt động.
Không tìm thấy cách nào để liên lạc với nhân viên khách sạn, cô bắt đầu la hét và đập cửa. "Tôi sợ hãi và khó thở", Lin nói, thông tin thêm rằng không có hệ thống thông gió trong nhà tắm.
Sau đó, cô cố gắng sử dụng hộp đựng giấy vệ sinh bằng sắt trong phòng tắm để đập ổ khóa nhưng không thể mở, đành bỏ cuộc sau khi bị rách da trên ngón tay.
"Tim tôi đập nhanh, toát mồ hôi hột. Lúc đó tôi nghĩ nếu mình ngất đi, sẽ không ai biết trong phòng này có một người đang mắc kẹt. Điều tôi sợ hãi nhất là không biết mình đã bị nhốt trong đó bao lâu rồi", Lin kể.
Trong tuyệt vọng, cô dùng một sợi dây cáp bằng nhựa cứng tìm thấy trong nhà tắm để buộc các ống nối bồn cầu với cống thoát nước, vặn các vít trên khóa cửa. Lần này, cô đã thành công trong việc mở khóa.
Cô đã báo cáo vụ việc với cảnh sát vào tối hôm đó. Cảnh sát nhanh chóng đến phòng và cố gắng hòa giải giữa nữ diễn viên và khách sạn. Tuy nhiên, đã không có một giải pháp hữu hiệu nào được đưa ra.
Lin yêu cầu phía khách sạn ngừng liên lạc với mình để cập nhật tình hình.
"Sau vụ đó, tôi thường xuyên gặp ác mộng. Khi ở trong thang máy, tôi sẽ nhìn xung quanh để tìm nút trợ giúp hoặc chuông báo. Trước đây tôi không có thói quen làm vậy", Lin nói.
Tái thương mại trong ngành thời trang
Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.