Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đeo khuyên tai cho 'ngầu', nam sinh khổ sở vì sẹo lồi

Sau một thời gian đeo khuyên tai cho "ngầu", nam thanh niên 19 tuổi phải nhiều lần phẫu thuật vì khối sẹo như "súp lơ" mọc đi mọc lại ở tai.

Nam thanh niên N.M.H., sinh năm 2000, ở Hà Nội, cho biết cách đây 10 năm bản thân đã quyết định đi bấm lỗ tai để đeo khuyên cho "ngầu". Khoảng một năm sau, H. đã tháo khuyên tai, nhưng sau đó, tai của nam thanh niên bắt đầu xuất hiện khối thịt nhỏ như đầu tăm.

Anh H. đã tự tay nặn ra và thấy có nhân màu trắng bên trong. Càng nặn, càng tác động, khối này càng sưng to hơn. Một thời gian sau phần thịt này đã lồi to hơn đầu ngón tay út, gây ngứa ngáy, đau đớn nên anh H. đi khám. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị sẹo lồi tai còn gọi là biến dạng "tai súp lơ".

Bien dang tai vi xo khuyen anh 1
Tai nam thanh niên "mọc hoa" sau khi bấm lỗ tai để đeo khuyên. Ảnh: Người lao động.

Từ đó, H. được phẫu thuật 3 lần do mỗi lần phẫu thuật khối sẹo lại phát triển rất nhanh. Gần đây nhất, năm 2018, khi phần sẹo lồi bám vào tai trái thanh niên này to như quả trứng gà, đường kính lên tới 3-4 cm, anh H. quyết định đi phẫu thuật lần thứ 4.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân tiêm thuốc kết hợp phẫu thuật, ghép da để xử lý khối sẹo. Lần tái khám mới đây sau gần một 1 năm phẫu thuật, vết sẹo đã xẹp và chưa có biểu hiện tái phát. Theo TS.BS Đào Văn Giang, Phó khoa Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, dù đánh giá vùng tổn thương của bệnh nhân có tiến triển tốt, chưa thể khẳng định được khối sẹo có thể triệt tiêu hoàn toàn hay không. Những trường hợp này vẫn có nguy cơ tái nên cần theo dõi điều trị lâu dài.

Bien dang tai vi xo khuyen anh 2
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau khoảng một năm phẫu thuật cắt "tai súp lơ". Ảnh: Người lao động.

Các chuyên gia cho biết bệnh sẹo lồi ở tai hay còn gọi là "tai súp lơ" đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh này thường gặp ở những người bấm khuyên tai hay gặp chấn thương ở tai và các nguyên nhân gây nhiễm trùng…

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nhiều trường hợp bị sẹo lồi đều có tiền sử bấm khuyên tai và bị nhiễm trùng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo dù bấm khuyên tai khá đơn giản, cũng cần lựa chọn cơ sở đảm bảo yếu tố vô trùng, tránh nguy cơ gây sẹo lồi cũng như nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh khác.

Thính giác hoạt động như thế nào? Đôi tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể. Chúng ghi nhận mọi âm thanh xung quanh bạn và chuyển hóa thông tin lên não bộ. Vậy chúng hoạt động như thế nào?

Xỏ khuyên sành điệu nhưng hiểm họa khôn lường

Xỏ khuyên được định nghĩa là châm kim vào vùng sụn hay da trong cơ thể để mở ra sang thương giống như một lỗ rò và gắn vào đó vật trang sức.



https://nld.com.vn/suc-khoe/deo-khuyen-tai-cho-ngau-nam-sinh-kho-so-vi-bien-dang-tai-sup-lo-20190808142222149.htm

Theo H.Anh / Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm