Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bộ 3 tỷ phú hàng hiệu mất 58 tỷ USD

3 tỷ phú của ngành hàng xa xỉ, bao gồm Bernard Arnault, Francoise Bettencourt Meyers và Francois Pinault, mất tổng cộng 58 tỷ USD năm nay vì mức tiêu dùng giảm tại Trung Quốc.

Bernard Arnault đánh mất 26 tỷ USD trong năm nay. Ảnh minh hoạ: LVMH.

Tài sản của các ông trùm hàng hiệu Pháp từng tăng phi mã ở thời kỳ đại dịch, song chứng kiến sự giảm sút khó cứu vãn trong thời gian gần đây.

Theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg, 3 tỷ phú hàng xa xỉ, bao gồm Bernard Arnault, Francoise Bettencourt Meyers và Francois Pinault, vẫn nằm trong danh sách những cá nhân giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, tổng tài sản của bộ 3 này giảm 58 tỷ USD trong năm nay, theo Business of Fashion.

Thị trường Trung Quốc ảm đạm là nguyên nhân

Sự sụt giảm này đến từ mức độ suy yếu của các tập đoàn LVMH, L'Oréal SA và Kering SA do bộ 3 tỷ phú điều hành. Lý do chính dẫn đến sự xuống dốc này là nhu cầu đối với hàng cao cấp tại thị trường Trung Quốc giảm sút.

LVMH,  Kering,  L'Oreal,  Gucci,  Louis Vuitton,  Bernard Arnault,  Francoise Bettencourt Meyers,  Francois Pinault anh 1

Bettencourt Meyers mất vị trí người phụ nữ giàu nhất thế giới do tình hình kinh doanh ảm đạm của L’Oréal tại thị trường Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: L’Oréal.

Tình trạng xuống dốc xảy ra sau một giai đoạn thăng hoa của ngành công nghiệp xa xỉ. Các tỷ phú trong lĩnh vực này chứng kiến khối tài sản tăng nhanh trong những năm trước, sánh ngang với các ông trùm công nghệ và tài chính như Elon Musk và Warren Buffett.

Sự sụt giảm giá trị tài sản ròng của Arnault, Bettencourt Meyers và Pinault cũng đến từ áp lực tăng thuế đối với người giàu để chống lại sự bất bình đẳng tại Pháp. Chính sách này cũng được cho là giúp làm giảm thâm hụt ngân sách của đất nước.

Các tỷ phú điêu đứng

Pinault (88 tuổi), nhà sáng lập tập đoàn Kering, đơn vị sở hữu thương hiệu Gucci, chứng kiến khối tài sản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tài sản của tỷ phú này giảm 63%, xuống còn 22 tỷ USD từ mức đỉnh hồi tháng 8/2021.

Đây là tỷ lệ giảm cao nhất đối với tất cả cá nhân nằm trong danh sách của Bloomberg. Sự sụt giảm này đến từ hàng loạt rắc rối do thương hiệu chủ lực Gucci mang lại.

Armelle Poulou, Giám đốc tài chính của Kering, cho biết đóng cửa một số cửa hàng Gucci. “Chúng tôi đang thực hiện một cuộc cách mạng tại Gucci. Việc đóng cửa hàng ảnh hưởng đến tốc độ thay đổi và gia tăng nỗi đau mà chúng tôi phải chịu đựng trong thời gian tới”, Armelle Poulou chia sẻ.

Ông trùm Pinault đã chuyển giao toàn quyền kiểm soát công ty cho con trai Francois-Henri Pinault (62 tuổi) gần 2 thập kỷ trước, tập trung vào hoạt động nghệ thuật và mở các bảo tàng ở Paris và Venice.

Francois-Henri cam kết vực dậy Gucci. Tuy nhiên, cảnh báo về doanh số tuần này là cảnh báo thứ 3 trong năm 2024.

LVMH,  Kering,  L'Oreal,  Gucci,  Louis Vuitton,  Bernard Arnault,  Francoise Bettencourt Meyers,  Francois Pinault anh 2

Francois Pinault cũng chứng kiến khối tài sản sụt giảm do hàng loạt rắc rối mà thương hiệu chủ lực Gucci mang lại. Ảnh minh hoạ: Kering.

Từ đầu năm nay, tài sản của tỷ phú Arnault (75 tuổi) giảm khoảng 26 tỷ USD. Vị trí của ông trùm hàng hiệu giảm từ thứ nhất xuống thứ năm trên bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới của Bloomberg.

Giá cổ phiếu của tập đoàn LVMH do Arnault sáng lập và điều hành giảm 30% so với mức tăng trưởng cao nhất hồi giữa năm 2023 dẫn đến tình trạng này.

Kết quả kinh doanh đáng thất vọng của gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal cũng khiến Bettencourt Meyers (71 tuổi) mất đi 19 tỷ USD, chỉ còn 81 tỷ USD trong năm nay. Trong nhiều năm, bà là người phụ nữ giàu có nhất thế giới, song không còn bảo toàn được danh xưng này.

Theo Nicolas Hieronimus, Giám đốc điều hành L’Oréal, sự tồi tệ chủ yếu xảy ra ở khu vực châu Á, bao gồm Trung Quốc. Thị trường tại quốc gia tỷ dân này hạ nhiệt đáng kể so với giai đoạn trước đại dịch Covi-19. Hoạt động kinh doanh của công ty tại châu Âu và Mỹ vẫn khá tốt.

Thất thế ở Trung Quốc, hãng xa xỉ chuyển qua Ấn Độ

Trong bối cảnh doanh số bị giảm mạnh tại Trung Quốc, các thương hiệu xa xỉ dần chuyển hướng sang thị trường Ấn Độ, nhận thấy số lượng người giàu ở quốc gia này gia tăng.

Tái thương mại trong ngành thời trang

Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.

Hermes tinh tao hinh anh

Hermès tỉnh táo

0

Nhờ chiến lược kinh doanh dài hạn thay vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, Hermès đạt tăng trưởng ấn tượng ở quý III dù "cơn bão" suy thoái đang càn quét thị trường hàng xa xỉ.

Doanh so Labubu lai tang hinh anh

Doanh số Labubu lại tăng

0

Đồ chơi nhồi bông Labubu trở thành sản phẩm nổi bật trên sàn TMĐT quý III, bên cạnh sữa gấu. Doanh thu và sản lượng mặt hàng này đều tăng trưởng mạnh mẽ.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm