Một trường hợp hiếm gặp vừa được ghi nhận tại Phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Ninh: bé gái 9 tuổi bị bọ chét chó làm tổ trong ống tai.
![]() |
Bọ chét được tìm thấy trong ống tai bé gái. |
Bệnh nhi sống cùng bà, thường xuyên chơi đùa thân thiết với chó nuôi trong nhà. Gần đây, bé liên tục than ngứa và khó chịu vùng tai. Khi được đưa đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện nhiều cá thể bọ chét chó đang sinh sôi, di chuyển trong tai bé.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Văn Vượng, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Ninh, tình trạng bọ chét trú ngụ trong tai tuy không phổ biến nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Ký sinh trùng này không chỉ gây đau đớn, ngứa ngáy dữ dội mà còn có thể gây viêm tai ngoài, nhiễm trùng tai do bé dùng tay bẩn để gãi. Phân và nước bọt của bọ chét còn có thể gây kích ứng, tạo khối ráy tai đen, tích tụ lâu ngày gây ảnh hưởng tạm thời đến thính lực nếu không xử lý sớm.
Dưới đây là một số khuyến cáo giúp phụ huynh phòng tránh nguy cơ trẻ bị ký sinh trùng như bọ chét xâm nhập vào tai, đặc biệt trong gia đình có nuôi thú cưng:
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần hoặc ngủ chung với thú cưng, nhất là khi chưa được vệ sinh sạch sẽ.
- Tắm rửa, vệ sinh định kỳ cho chó mèo, sử dụng sản phẩm diệt ký sinh trùng ngoài da (bọ chét, ve…).
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh để vật nuôi phóng uế bừa bãi trong nhà.
- Không để chó mèo liếm mặt, tai hoặc nằm sát tai trẻ, vì ký sinh trùng có thể di chuyển từ lông thú sang người.
- Theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ, như ngứa tai kéo dài, đau tai, lắc đầu liên tục, kêu ù tai, mệt mỏi, cáu gắt bất thường.
- Không tự ý lấy dị vật trong tai trẻ, tránh làm trầy xước hoặc đẩy dị vật vào sâu hơn.
- Đưa trẻ đến khám chuyên khoa tai mũi họng khi có nghi ngờ dị vật hay ký sinh trùng trong tai.
- Tăng cường kiến thức cho trẻ về cách chăm sóc và chơi đùa với thú nuôi an toàn.
- Không nên để trẻ nhỏ tự chăm sóc thú cưng mà không có người lớn giám sát.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.