Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Bộ Y tế huy động toàn bộ bệnh viện tư tham gia chống dịch

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu tất cả cơ sở y tế không phân biệt tư nhân hay nhà nước, sẵn sàng tham gia chống dịch Covid-19 khi địa phương có tình huống phức tạp.

Ngày 13/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký công văn số 6589 gửi bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; y tế các bộ, ngành và các bệnh viện trường đại học.

Trong công văn mới, Thứ trưởng Sơn huy động toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch. Sở y tế các địa phương có trách nhiệm phân công bệnh viện là cơ sở tiếp nhận, điều trị Covid-19.

Đồng thời, Bộ Y tế giao nhiệm vụ tất cả cơ sở còn lại phải chuẩn bị sẵn sàng dành tối thiểu 40% giường bệnh để tiếp nhận, quản lý, điều trị F0 khi dịch lan rộng, trong tình huống địa phương trở thành khu vực có nguy cơ rất cao.

Ông Sơn yêu cầu các địa phương, bệnh viện khẩn trương lên phương án, thiết lập cơ sở điều trị, bảo đảm điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư y tế và tăng cường năng lực chuyên môn sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng. Các địa phương có trách nhiệm thực hiện nghiêm biện pháp nhằm giảm trường hợp tử vong như Bộ Y tế đã ban hành.

Bo Y te huy dong chong dich anh 1

Bên trong khu điều trị Covid-19 của bệnh viện tư ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Ngoài ra, các cơ sở khám bệnh nhà nước và tư nhân tuyệt đối không từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị. Nếu các cơ sở khám, chữa bệnh vi phạm, sở y tế các tỉnh, thành phố cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp này.

Những bệnh viện bị phong tỏa hoặc huy động thành bệnh viện điều trị Covid-19 cần duy trì hoạt động khám, chữa bệnh khác tương đương tối thiểu 50% số bệnh viện tuyến tỉnh và 50% số bệnh viện tuyến quận, huyện.

Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ sở y tế duy trì việc theo dõi, điều trị cho người bệnh có lịch hẹn tái khám nhưng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phong tỏa, nằm trong vùng giãn cách xã hội, không tiếp nhận người bệnh được. Các trường hợp bệnh nhân trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội hoặc cách ly y tế không tới được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lịch tái khám, các địa phương cũng cần có phương án để duy trì theo dõi, điều trị.

Với người mắc bệnh mạn tính đã được điều trị ổn định, các cơ sở y tế có trách nhiệm khám, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú từ 1 đến 3 tháng, đồng thời, phải đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho người bệnh theo kê đơn thuốc cho đến lịch tái khám dự kiến tiếp theo.ư

Các bệnh viện có trách nhiệm đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm nCoV thông qua sàng lọc, phân luồng người bệnh và người ra vào bệnh viện theo quy định, kiểm soát chặt chẽ người nhà ở lại chăm sóc người bệnh; áp dụng 5K với tất cả nhân viên y tế, người bệnh, người nhà.

Các cơ sở y tế cần tăng cường sàng lọc người nghi nhiễm tại tất cả khoa lâm sàng, xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên và định kỳ nhân viên y tế, người bệnh trong viện đặc biệt ở các khoa Hồi sức cấp cứu; khoa bệnh truyền nhiễm; tăng cường thông khí tự nhiên hoặc cơ học tại tất cả bệnh phòng.

Mỗi bệnh viện cần có khu vực cách ly tạm thời, vùng đệm tại tất cả khoa lâm sàng để cách ly người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và người bệnh mới vào điều trị nội trú. Bệnh viện phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và hỗ trợ việc tuân thủ các quy định.


Bộ Y tế ban hành hướng dẫn dùng thuốc Remdesivir điều trị Covid-19

Bộ Y tế quy định các cơ sở y tế chỉ sử dụng thuốc Remdesivir cho bệnh nhân Covid-19 sau khi họ và người nhà đồng ý.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm