Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bốn giai đoạn phát triển của bệnh COPD

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn thường có các triệu chứng ở mức độ khác nhau.

COPD có thể khiến người bệnh khó thở ngay cả khi đi bộ trên đường bằng phẳng. Ảnh: Shutterstock.

Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh viêm phổi mạn tính cản trở luồng không khí từ phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp. COPD là bệnh mạn tính, nghĩa là bạn phải sống chung với nó mỗi ngày.

Các giai đoạn chính

Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh COPD bao gồm:

  • Ho mạn tính
  • Khó thở khi thực hiện các hoạt động hàng ngày
  • Ho ra đờm
  • Thở khò khè hoặc tức ngực
  • Mệt mỏi hoặc chán nản
  • Không thể hít thở sâu
  • Cảm thấy như bạn không thể thở được.

Có bốn giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Bác sĩ sẽ chẩn đoán giai đoạn của người bệnh để xác định mức độ nghiêm trọng của COPD và đưa ra hướng dẫn điều trị cụ thể.

- Giai đoạn nhẹ: Ở giai đoạn này, bạn có thể có ít hoặc không có triệu chứng, nếu có, thường là khó thở và ho, đôi khi kèm theo chất nhầy khi ho. Nếu đi bộ lên dốc hoặc tập thể dục, bạn có thể gặp phải triệu chứng như khó thở.

- Giai đoạn trung bình: Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt như khó thở, thở khò khè, cảm thấy mệt khi gắng sức, ho nhiều, có dịch nhầy khi ho, mất ngủ. Người bệnh có thể phải dừng lại mấy phút để lấy hơi khi đi trên bề mặt phẳng, đi nhanh hoặc tập thể dục.

- Giai đoạn nặng: Bạn có thể gặp các triệu chứng hàng ngày. Các triệu chứng này có thể gây khó chịu hơn và bạn gặp khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như:

  • Tức ngực
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược cực độ
  • Cảm giác bối rối, mất trí nhớ tạm thời, quên đi việc mình vừa làm
  • Sưng mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân.

- Giai đoạn rất nặng: Ở giai đoạn này, chức năng phổi suy yếu ở mức thấp. Các triệu chứng càng nghiêm trọng và dai dẳng hơn. Khó thở và tức ngực xảy ra trong các hoạt động hàng ngày và người bệnh phải cố gắng rất nhiều mới có thể thở được bình thường.

COPD là bệnh phổi tiến triển, có nghĩa là bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Tuy nhiên, có nhiều điều bạn có thể làm để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Ở mỗi giai đoạn, bạn đều có nguy cơ bị bùng phát hoặc đợt cấp COPD. Bác sĩ sẽ kiểm tra để tìm ra các lựa chọn điều trị tốt nhất, có sẵn ở mọi giai đoạn của COPD.

Bệnh COPD có chữa khỏi được không?

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), triệu chứng và phương án điều trị COPD của mỗi người là khác nhau. Bác sĩ sẽ thiết kế kế hoạch điều trị phù hợp để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và biết phải làm gì khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Không có cách chữa khỏi bệnh COPD, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp bạn:

  • Kiểm soát triệu chứng tốt hơn
  • Làm chậm sự tiến triển của bệnh
  • Giảm nguy cơ bùng phát hoặc tái phát bệnh
  • Cải thiện khả năng duy trì hoạt động.

Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.

Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Kẹo rau củ Kera bị phạt: Thu hồi thế nào, ai giám sát?

Việc xử phạt chỉ là bước đầu, điều quan trọng hơn là quy trình thu hồi và giám sát. Đây không chỉ là vấn đề của cá nhân hay tổ chức, mà đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ từ cả hệ thống.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm