
Vi chất dinh dưỡng là những chất cần thiết với cơ thể, bao gồm các vitamin như vitamin A, D, C, B12… và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… Dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong khẩu phần ăn, chúng lại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao, củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của não bộ và chức năng trao đổi chất.
Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu SEANUTS II lại cho thấy tỷ lệ trẻ em Việt có khẩu phần ăn hàng ngày không đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về vi chất ở mức cao: 81% thiếu canxi, 95% thiếu vitamin D, 69% thiếu vitamin C …. Những con số này phản ánh tình trạng thiếu hụt vi chất đang diễn ra âm thầm, ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực, sức đề kháng và sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, sự thiếu hụt có thể để lại hậu quả lâu dài - từ việc trẻ dễ mắc bệnh, chậm tăng trưởng đến ảnh hưởng khả năng học tập, hòa nhập với bạn bè. Chia sẻ với Znews, bác sĩ Trương Hữu Khanh - nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - đã đưa ra những góc nhìn chuyên môn và lời khuyên thiết thực dành cho bậc phụ huynh.
Chậm lớn, kém tập trung, cáu gắt… có thể không chỉ là tâm lý
Bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ, nhiều phụ huynh thường chỉ quan tâm đến việc con ăn no hay đủ năng lượng mà quên mất rằng vi chất dinh dưỡng - dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ - lại đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
“Mỗi loại vi chất có vai trò khác nhau. Canxi và vitamin D là bộ đôi giúp phát triển xương. Vitamin A liên quan đến võng mạc, tăng sức đề kháng, giúp tế bào chống lại vi khuẩn. Vitamin C - vi chất cơ bản được tìm ra từ lâu - có tác dụng tăng đề kháng và bảo vệ thành mạch”, bác sĩ cho biết.
Sự thiếu hụt vi chất không phải lúc nào cũng dễ phát hiện. Về lâu dài, nếu không được can thiệp kịp thời, thiếu vi chất có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Nhiều trẻ có thể biểu hiện bằng những dấu hiệu như chán ăn, ngủ không ngon, hay ốm vặt, hoặc thậm chí là hay cáu gắt, giảm tập trung - những điều thường bị nhầm là do tâm lý hay tính cách.
Về lâu dài, nếu không can thiệp kịp thời, thiếu vi chất có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. “Trẻ còi cọc, sức đề kháng kém, chất lượng sống suy giảm. Tất cả đều ảnh hưởng đến tinh thần, khả năng học tập và tương tác xã hội. Vì thế, trẻ có thể gặp bất lợi trong học tập, sinh hoạt và khả năng hòa nhập so với bạn cùng trang lứa”, bác sĩ chia sẻ.
![]() |
BS Trương Hữu Khanh nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). |
Bác sĩ Khanh cho biết, một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu vi chất là do phụ huynh chưa kịp cập nhật những kiến thức dinh dưỡng mới. “Nhiều phát hiện, cập nhật mới liên tục được công bố, chẳng hạn như vai trò của kẽm, vitamin K2, hay những nghiên cứu mới về chức năng miễn dịch của vitamin A và D… nhưng không phải ai cũng tiếp cận kịp thời”, bác sĩ chia sẻ.
Ngoài ra, nhiều phụ huynh chỉ nhìn vào vóc dáng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, cho rằng con khỏe mạnh vì trông “có da có thịt” mà bỏ qua những biểu hiện thiếu hụt vi chất âm thầm diễn ra bên trong. Sai lầm phổ biến khác là nhầm lẫn giữa no bụng và đủ chất. “Nhiều khi phụ huynh bận rộn, chỉ quan tâm việc con ăn đủ bữa, no bụng nhưng thực tế vẫn thiếu chất”, bác sĩ lưu ý.
Ngoài ra, trẻ thường chỉ ăn những gì mình thích và không hiểu về vi chất. Bác sĩ nhấn mạnh, phụ huynh cần giáo dục trẻ hiểu giá trị dinh dưỡng của từng thực phẩm, khuyến khích con lựa chọn món ăn lành mạnh và cân đối hơn.
Vi chất dinh dưỡng - khi thấy thiếu là đã hơi muộn
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi tình trạng thiếu vi chất không phải là chờ có dấu hiệu rồi mới bổ sung, mà cần phòng ngừa ngay từ đầu thông qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học.
Điều quan trọng là chúng ta phải làm sao để trẻ không thiếu vi chất. Nếu thấy thiếu, việc can thiệp sẽ khó đạt hiệu quả tối ưu.
BS Trương Hữu Khanh
Một chế độ ăn cân đối, đa dạng thực phẩm và phù hợp với độ tuổi là nền tảng giúp trẻ hấp thu đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Theo bác sĩ, bữa ăn của trẻ nên được xây dựng dựa trên nguyên tắc đủ bốn nhóm chất, ưu tiên thực phẩm tươi, hạn chế đồ chế biến sẵn và tránh chỉ tập trung vào năng lượng mà bỏ quên các vi chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, vận động thể chất thường xuyên và tắm nắng vào buổi sáng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu, chuyển hóa vi chất. Đặc biệt, vitamin D, canxi được xem là 2 yếu tố liên quan mật thiết đến sự phát triển chiều cao, xương và hệ miễn dịch của trẻ.
![]() |
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - chuyên gia đầu ngành Nhi khoa và bệnh truyền nhiễm - có hơn 30 năm đồng hành cùng sức khỏe trẻ em Việt Nam. |
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, dinh dưỡng cho trẻ không nên được nhìn nhận như một giải pháp tạm thời, mà là việc cần được chú ý đều đặn mỗi ngày. “Khoáng chất, vitamin nào giới khoa học đã chứng minh là cần thiết thì cha mẹ nên cố gắng bổ sung cho trẻ, nhưng bổ sung đúng cách, đúng thời điểm mới thực sự hiệu quả. Quan trọng nhất là làm sao để con nhận đủ chất mỗi ngày” bác sĩ nhấn mạnh.
“Trong nhịp sống bận rộn, sữa là lựa chọn tiện lợi và giàu vi chất, giúp đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ”, bác sĩ chia sẻ.
![]() |
Kết hợp chế độ ăn cân đối cùng với sử dụng sản phẩm dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, không còn biếng ăn, còi cọc và chậm phát triển. |
![]() |
Để trẻ phát triển toàn diện và bền vững, phụ huynh cần kết hợp giữa chế độ ăn cân đối đầy đủ các nhóm chất với việc sử dụng sản phẩm dinh dưỡng phù hợp theo từng độ tuổi.
Sữa Dutch Lady mới, với công thức tiến, nay thêm dinh dưỡng hơn. Sản phẩm được phát triển dựa trên khoa học dành riêng cho trẻ em Việt Nam, với đạm, canxi và vitamin D giúp cơ thể khỏe mạnh, vitamin C hỗ trợ tăng đề kháng.
Với sữa Dutch Lady mỗi sáng, mẹ tin rằng con sẽ luôn khỏe mạnh để tự tin học hỏi và lớn khôn từng ngày.