Hình ảnh cán bộ Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà cùng lực lượng cứu hộ đón và đưa người bị thương trong vụ sạt lở xảy ra hồi 13h20 ngày 10/9 ở thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà. Vụ sạt lở vùi lấp 8 nhà, 7 người tử vong, 11 người bị thương, 11 người mất tích. Ảnh: Thanh Tâm - Trạm Y tế Nậm Lúc. |
Việc di chuyển khó khăn nên lực lượng cứu hộ, cán bộ Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã đưa ca nô đến điểm tiếp nhận bệnh nhân và đưa ra tuyến trên điều trị. |
Thời điểm xảy ra vụ sạt lở, thôn Nậm Tông mất điện, mất liên lạc nên rất khó khăn để cứu hộ cứu nạn. Ngay khi tiếp cận được người dân, cán bộ của Trung tâm Y tế xã Nậm Lúc lập tức kiểm tra sức khỏe và chăm sóc tại chỗ cho các nạn nhân. Trong ảnh, cán bộ y tế và người dân soi đèn cho bác sĩ Sim Thị Tâm, Trạm trưởng Trạm Y tế Nậm Lúc, sơ cứu người bị thương. |
Cùng ngày, đoàn cứu hộ của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Lào Cai và Trung tâm Y tế huyện Bảo Yên cũng nhanh chóng đến thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, để ứng cứu, hỗ trợ địa phương tăng cường phun khử khuẩn tại các địa điểm nước đã rút, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Vụ sạt lở kinh hoàng khiến nhiều người thương vong. |
Sản phụ 30 tuổi, ở xóm Lũng Nặm, xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng, mang thai lần 3, đã được một người dân đỡ đẻ ngay trên xuồng. Sau sinh, sản phụ này được xe cứu thương đưa vào trung tâm y tế xử trí khâu tầng sinh môn. Em bé được cắt rốn, tiêm vitamin K1. |
Cao Bằng cũng là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của sạt lở đất. Điển hình như vụ sạt lở tại các xã Ca Thành, Yên Lạc, Vũ Nông của huyện Nguyên Bình gây hậu quả nặng nề về người và tài sản. Trong đó, vụ sạt lở đất tại xã Yên Lạc lúc 2h sáng 9/9 đã làm cho 6 nhà dân bị sụp đổ, vùi lấp hoàn toàn, 10 người bị thương, 8 người chết, 3 người mất tích. Lực lượng cứu hộ và nhân viên y tế đã khiêng cáng đi bộ hơn 15 km để đưa các nạn nhân đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời. |
Qua lời kể nghẹn ngào của các nạn nhân, vụ sạt lở đất, đá trong gang tấc đã để lại nỗi ám ảnh day dứt, sang chấn tâm lý khó hồi phục. May mắn, hiện các trường hợp trên đều ổn định về chỉ số sinh tồn, đa chấn thương, đau các phần mềm, gãy chân. Một người bị đa chấn thương, chấn thương sọ não đã được chuyển đến bệnh viện trung ương điều trị tiếp. |
Nhiều xã, huyện của Yên Bái cũng ngập sâu trong nước, không ít người mất mạng và mất tích sau sạt lở đất. Nhân viên y tế của địa phương căng mình cứu người trong mưa lũ. Trưa 10/9, nhân viên của Trạm Y tế xã Viễn Sơn và Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, đã cấp cứu ngừng tim cho chị Đ.T.T. (31 tuổi) không may bị đất đá vùi lấp do sạt lở ngay trên ca nô. |
Cơn bão số 3 càn quét tỉnh Quảng Ninh đã gây thiệt hại nặng nề trên toàn địa bàn. Bệnh viện Đa khoa tỉnh bị hư hỏng phần mái nhà của nhiều tòa nhà, nhiều khoa bị vỡ, hỏng cửa, trần nhà, cây tại khuôn viên bệnh viện và khu vực xung quanh bị đổ, gãy cành. Hiện tại đơn vị cố gắng khắc phục các thiệt hại ban đầu, đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị người bệnh. Trong ảnh, tại đơn nguyên Thận nhân tạo, bệnh nhân vừa lọc máu vừa được nhân viên che chắn khỏi mưa dột. |
Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.