Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức ảnh khiến công ty an ninh mạng lớn nhất nước Mỹ phải xin lỗi

Tấm ảnh hai phụ nữ đội chụp đèn đứng quảng cáo tại hội nghị Black Hat đã bị chỉ trích dữ dội là "phân biệt giới tính", "rùng rợn".

Palo Alto Networks, công ty an ninh mạng lớn nhất nước Mỹ, đã phải xin lỗi vì sử dụng hai phụ nữ tạo dáng với chụp đèn mang nhãn hiệu công ty trên đầu tại một sự kiện thương mại ở Las Vegas, BBC đưa tin hôm 15/8.

Mục đích của họ là thu hút sự chú ý đến việc Palo Alto Networks tài trợ cho "CyberRisk Collaborative Happy Hour" tại hội nghị Black Hat - một hội nghị về bảo mật máy tính cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo và giao ban về bảo mật cho các hacker, các tập đoàn và các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới.

phan biet gioi tinh anh 1

Bức ảnh hai người mẫu nữ đội chụp đèn khiến nhiều người khó chịu, cho rằng đây là hành động phân biệt giới tính.

Nhưng chiêu trò quảng cáo này đã gây ra phản ứng ngược khi những người chỉ trích gọi nó là "phân biệt giới tính", "rùng rợn" và "không phù hợp".

Trong bài đăng trên LinkedIn, chủ tịch công ty Nikesh Arora thừa nhận đó là một sự đánh giá sai lầm, nói rằng "rõ ràng đây không phải là văn hóa mà chúng tôi ủng hộ hoặc mong muốn hướng tới".

Công ty đã bị chỉ trích dữ dội trên mạng vì trang phục chụp đèn che khuất khuôn mặt của những người phụ nữ.

"Vậy phụ nữ chúng tôi chẳng qua chỉ là đạo cụ đối với ông thôi sao? Chúng tôi chỉ ở BlackHat để làm người giữ chụp đèn thôi sao?", Olivia Rose, cố vấn điều hành, đã đặt câu hỏi trong một bài đăng trên mạng xã hội LinkedIn, và bài đăng cuối cùng đã khiến ông Arora phải xin lỗi.

Tấm ảnh những người phụ nữ đội chụp đèn được chụp bởi người dùng LinkedIn tên Sean Juroviesky, ông mô tả cảnh tượng này là "phân biệt giới tính".

"Palo Alto Networks là cái quái gì thế, đang ở năm 1960 à?", Juroviesky bình luận.

Một người dùng Reddit, người tự nhận đã có mặt tại sự kiện này, cho biết đã rời đi sớm vì nó "rùng rợn" và "kinh tởm".

Ý tưởng về trang phục này dường như được lấy cảm hứng từ cái gọi là "booth babe" - là những phụ nữ được thuê làm tiếp viên, thường ăn mặc hở hang, tại những sự kiện chủ yếu có sự tham dự của nam giới - vào những ngày đầu của Triển lãm Điện tử Tiêu dùng vào những năm 1960.

Đến những năm 1990, việc sử dụng phụ nữ ăn mặc hở hang theo cách này bắt đầu gặp phải phản ứng dữ dội, và đến những năm 2010, nó hầu như biến mất.

Nhưng sự thống trị của nam giới trong ngành công nghệ vẫn chưa biến mất, cũng như mối lo ngại rằng phụ nữ đang bị loại trừ hoặc bị đối xử theo cách phân biệt giới tính.

Khi đột ngột đóng cửa vào đầu năm nay, mạng lưới công nghệ Women Who Code cho biết tầm nhìn của họ về một ngành công nghệ "nơi những người phụ nữ đa dạng và những người trước đây bị loại trừ phát triển mạnh mẽ ở mọi cấp độ" vẫn chưa thành hiện thực.

Lidiane Jones, một trong số ít nữ CEO công nghệ của Bumble, đã chia sẻ với BBC rằng "phụ nữ ngày nay vẫn chưa có được hành trình công bằng" trong ngành này.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Streamer bị xóa sổ vì livestream cảnh thức suốt 12 ngày, đêm

Một người phát trực tiếp ở Australia đã bị cấm trên nhiều nền tảng vì cố gắng thức suốt 12 ngày để phá Kỷ lục Guinness Thế giới tồn tại từ những năm 1980.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm