Thời "giàu một con, nghèo đông con" sắp hết. Ảnh: Bloomberg. |
Trong hầu hết lịch sử loài người, việc nam giới có địa vị cao hơn thường đi đôi với việc họ có nhiều con hơn.
Mối liên kết giữa địa vị xã hội và số lượng con cái dường như đạt đến đỉnh cao với những người đàn ông quyền lực như Thành Cát Tư Hãn - ông được mệnh danh là cha của hàng nghìn người.
Nghiên cứu di truyền năm 2003 cho thấy cứ 200 người đàn ông trên toàn thế giới thì có một người có thể mang nhiễm sắc thể Y của ông.
Đối với phụ nữ, việc sinh nhiều con như vậy khó có thể xảy ra, mối liên kết giữa địa vị xã hội và số lượng con của họ cũng yếu hơn. Tuy nhiên, nói chung, từng có thời, những người có nhiều tài nguyên thường có nhiều con hơn, theo Bloomberg.
Nhưng vào thế kỷ XVIII, tình hình bắt đầu thay đổi. Ở những quốc gia đi đầu trong cách mạng công nghiệp, kéo theo cuộc cách mạng về mức sống và tuổi thọ, tỷ lệ sinh giảm.
Sau một thế kỷ mà thu nhập và địa vị cao hơn đồng nghĩa với việc sinh ít con hơn, thế giới đang chứng kiến sự thay đổi quan trọng. Ảnh: Shutterstock. |
Tại các nước này, chính những người giàu có và có học thức dẫn đầu trong việc giảm quy mô gia đình. Vào thế kỷ XX, mối quan hệ nghịch đảo mới giữa sự giàu có/địa vị và khả năng sinh sản trở thành thực tế.
Dù vậy, mối quan hệ này đang một lần nữa tự thiết lập lại trong những năm gần đây. Giới nghiên cứu tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy trong các quốc gia đã trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, xuất hiện mối quan hệ tương quan đồng biến giữa địa vị /sự sung túc và số lượng con cái.
Quá trình chuyển đổi nhân khẩu học (demographic transition) là chu kỳ dân số gắn với quá trình phát triển kinh tế của một nước.
Thay đổi
Bloomberg đã so sánh tỷ lệ sinh - số ca sinh ước tính trong đời của mỗi phụ nữ - với tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người ở 191 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Ngân hàng Thế giới có dữ liệu. Theo đó, họ phát hiện ra tỷ lệ tương quan nghịch biến lớn (-0,6 trên thang tối đa -1).
Tuy nhiên, bức tranh thay đổi khi chỉ nhìn dữ liệu ở châu Âu - nơi quá trình chuyển đổi nhân khẩu học ít nhiều đã hoàn tất.
Mối tương quan thực tế giảm xuống bằng 0 và nếu tạm loại Luxembourg nhỏ bé (dân số 640.000 người), nó thậm chí sẽ tăng lên mức dương (hệ số tương quan là 0,2). Điều này có nghĩa các nước giàu bắt đầu sinh nhiều con hơn.
Ở châu Âu, mối quan hệ tương quan nghịch biến giữa thu nhập - sinh con đang dần bị phá vỡ. Đồ họa: Bloomberg, Nguồn: Ngân hàng Thế giới. |
Trong cuộc khảo sát của Cục điều tra dân số Mỹ vào năm 2014, 70,1% nam giới có trình độ sau đại học hoặc bằng cấp chuyên nghiệp đã có con. Trong khi đó, chỉ có 48,8% người không có bằng tốt nghiệp trung học có con.
Ở các khu vực của châu Âu, sự chuyển đổi thậm chí còn diễn ra lớn hơn. Nghiên cứu năm 2022 của nhà nhân khẩu học Martin Kolk tại Đại học Stockholm phát hiện ra sự chênh lệch dương giữa thu nhập tích lũy cả đời và số con của phụ nữ Thụy Điển sinh từ năm 1960 trở đi.
Điều này ngụ ý những phụ nữ có thu nhập cao hơn có xu hướng có số lượng con nhiều hơn so với người có thu nhập thấp hơn, mặc dù tỷ lệ chênh lệch không quá lớn.
Quy luật
Hai nghiên cứu tổng hợp gần đây cũng cung cấp cái nhìn hữu ích và dễ tiếp cận về tình hình hiện tại.
Trong cuốn sách Not So Weird After All: The Changing Relationship Between Status and Fertility (tạm dịch: Không quá kỳ lạ: Mối quan hệ đang thay đổi giữa địa vị và khả năng sinh sản), các tác giả đã xem xét bối cảnh tiến hóa và ý nghĩa của sự thay đổi.
Trong khi đó, với cuốn sách The economics of fertility: a new era (tạm dịch: Kinh tế sinh sản: Kỷ nguyên mới), các tác giả trình bày phát hiện thực nghiệm gần đây và đưa ra giải thích kinh tế khả thi cho những gì đang diễn ra.
Sau tất cả, điều được rút ra là mối quan hệ nghịch đảo giữa sự giàu có và trẻ sơ sinh là “sản phẩm phụ” của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi xu hướng về sinh sản có thể quay trở lại mô hình ban đầu sau khi quá trình chuyển đổi diễn ra.
Tại các nước tiên tiến, sự phân bổ công việc gia đình tương quan với tỷ lệ sinh cao hơn. Đồ họa: Bloomberg, Nguồn: Matthias Doepke, Anne Hannusch, Fabian Kindermann, Michèle Tertilt. |
Việc tìm ra quy luật sinh sản của thời kỳ hậu chuyển đổi nhân khẩu học là điều mà các nhà kinh tế đang tập trung nhất.
Ngiên cứu của Doepke-Hannusch-Kindermann-Tertilt quan tâm đến động lực giới.
Trong quá khứ, sự gia tăng về cơ hội nghề nghiệp và giáo dục cho phụ nữ được xem là thúc đẩy sự suy giảm về tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, có dấu hiệu - chủ yếu từ các quốc gia Bắc Âu - cho thấy việc tạo điều kiện cho phụ nữ theo đuổi sự nghiệp của mình cũng có thể là điều cần thiết để ngăn chặn tình trạng suy giảm thêm.
Tác giả đã đưa ra số liệu bằng chứng để chỉ ra tại những nền kinh tế tiên tiến - nơi mà đàn ông đảm nhận công việc nhà và trách nhiệm chăm sóc con cái nhiều hơn - có tỷ lệ sinh cao hơn.
Khi các nước giàu có ngày càng lo lắng về vấn đề tỷ lệ sinh giảm, phát hiện này đưa ra giải pháp hấp dẫn. Dù vậy, điều này có thể khó thực hiện ở một số nơi mà chuẩn mực xã hội đi ngược lại.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.