Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách chăm sóc vùng kín để phòng bệnh phụ khoa

Vệ sinh vùng kín đúng cách kết hợp chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, nấm, ngứa mà còn đảm bảo sức khỏe sinh sản tối ưu.

Bệnh phụ khoa luôn là nỗi ám ảnh của phụ nữ. Ảnh: Shutterstock.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Thơ, Phó khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, cho biết âm đạo là môi trường axit, chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp chống viêm nhiễm và được bôi trơn tự nhiên. Bình thường độ pH của âm đạo nằm trong khoảng từ 3,8 đến 4,5 nhưng việc thụt rửa có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số này.

Thụt rửa sẽ làm giảm tính axit của âm đạo, phá vỡ hệ vi sinh vật có lợi và khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có hại.

Phụ nữ nên tránh dùng xà phòng, hoặc dung dịch làm sạch quá mạnh ở âm hộ hoặc âm đạo, vì các chất tẩy rửa này có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng pH.

Ở vị trí vùng kín luôn cần được giữ sạch sẽ, khô thoáng và việc chọn đồ lót có ảnh hưởng rất lớn. Một số loại đồ lót bó sát, một số chất liệu vải có thể tạo điều kiện nóng ẩm khiến nấm dễ phát triển. Người dân nên dùng đồ lót bằng các chất liệu như cotton và tránh quần lọt khe.

Khi đi vệ sinh, phụ nữ nên lau âm đạo từ trước ra sau để tránh âm đạo bị lây nhiễm vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang. Không lau vùng kín bằng các loại giấy có hương thơm vì sẽ gây kích ứng dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.

Vào những ngày đèn đỏ, vùng kín thường ẩm ướt, phụ nữ nên cố gắng giữ khô ráo và sạch sẽ nhất có thể. Máu kinh không bẩn, giống như bất cứ loại máu khác trong cơ thể, nhưng khi gặp điều kiện ẩm ướt và tiếp xúc với không khí sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể nếu không được vệ sinh vùng này thường xuyên.

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, phái nữ nên vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu 2-3 lần mỗi ngày. Thời gian vàng để thay băng vệ sinh là mỗi 4 giờ. Nếu băng vệ sinh đã thấm quá nhiều hoặc cảm thấy khó chịu do ẩm ướt, nên thay ngay khi cần.

Bên cạnh đó, các chị em cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và đi khám phụ khoa định kỳ.

Nếu có những triệu chứng bất thường, chị em không nên tự điều trị mà cần đến bệnh viện chuyên khoa khám càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Để tăng cường sức khỏe vùng kín và bảo vệ sức khỏe tổng thể, bác sĩ Thơ khuyến cáo phụ nữ tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, kegel, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Bố mẹ không biết mắc giang mai, con gái sinh ra nhiễm bệnh

Bé gái nhập viện trong tình trạng suy dinh dưỡng, sốt cao, kèm các tổn thương ngoài da dạng bọng nước xuất hiện ở tay, chân và thân mình – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh.

Nạn nhân vụ cháy 11 người chết: ‘Mọi thứ tối om, khói đen đặc quánh’

Khi đã kiệt sức, anh Khanh thấy có nước bắn vào người nên cố gắng bò đến nơi có nước. Ít phút sau, lực lượng cứu hộ phá cửa giải cứu anh cùng một số người mắc kẹt.

Sức khoẻ nạn nhân sống sót trong vụ cháy quán hát 11 người chết

Trong 4 nạn nhân được cấp cứu trong vụ cháy quán "Hát cho nhau nghe" ở Hà Nội, 2 người có tình trạng nặng, sức khoẻ diễn biến xấu.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm