Câu 1: Ở một số nơi, cách đặt tên ấp gắn với thủy danh như Búng Lớn, Búng Nhỏ, Búng Bình Thiên. Từ “Búng” có nghĩa là gì?
Theo tác giả Nguyễn Thanh Lợi trong cuốn sách “Nam Bộ - đất và người”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, từ “Búng” được sử dụng để chỉ “chỗ nước xoáy lớn”. |
Câu 2: Với địa hình sông nước, ấp được đặt theo tên như thế nào?
Tác giả Nguyễn Thanh Lợi viết trong sách “Nam Bộ - đất và người” rằng ấp gắn với nhiều dạng địa hình sông nước như: Ấp Giáp Nước ở Châu Thành (Tiền Giang), ấp Cù Lao ở Nhơn Trạch (Đồng Nai), ấp Suối Sâu ở Trảng Bàng (Tây Ninh), ấp Vàm ở Vĩnh Cửu (Đồng Nai). |
Câu 3: Cách đặt tên như ấp Giồng Sâu, Giồng Xếp (Bến Tre), Vườn Dừa (Đồng Nai), Gò Công (TP.HCM) có điểm chung là gì?
Ở các vùng trũng, những địa hình nổi cao, khô ráo thường là nơi tập trung nhiều dân cư sinh sống như ấp Bờ Bàu ở Bến Tre, ấp Ruộng Cạn ở Tiền Giang… |
Câu 4: Các tên ấp như Bằng Lăng, Giồng Sao, Giồng Lứt, Sóc Tre, So Đũa, Trầu, Sò Đo được đặt theo hình thức nào?
Các loại sản vật địa phương cũng đi vào tên ấp, chiếm tỷ lệ khá cao với đủ loại động, thực vật, từ cây, con trong rừng đến các loại cây trồng, vật nuôi ở nhà. |
Câu 5: Điền từ còn thiếu vào thành ngữ sau: “Dữ như cọp…, ác như sấu….”
“Dữ như cọp Vườn Trầu, ác như sấu Vũng Gấm”. Các tên ấp ở Nam Bộ cũng thường gắn với những nơi nổi tiếng với loại động vật, đặc biệt là cọp Vườn Trầu, cá sấu Vũng Gấm (rừng Sát). |
Câu 6: Cách đặt tên gắn với vị trí của ấp gồm những kiểu nào?
Kiểu đặt tên ấp dựa theo hướng khá phổ biến như: Đông, Tây, Nam, Bắc; và Trung, Thượng, Hạ, Tiền, Hậu. |
Câu 7: Ấp có vị trí chính giữa, mang ý nghĩa như “trái tim” của xã với chợ, nhà cổ, đình chùa, gần trục lộ thường được gắn với các tên nào?
Các Ấp giữ vai trò quan trọng, mang tính chất trung tâm, thường được gắn với từ “Chánh” (tức là chính). Một số nơi ở Nam Bộ có thể dùng thêm từ Ấp Chợ như Cần Đước (Long An); Định Quán (Đồng Nai). |