Những kỳ nghỉ lễ dài ngày như Tết Nguyên đán đem đến cơ hội gặp gỡ, tụ họp với gia đình, họ hàng và bạn bè. Tuy nhiên, những cuộc hội thoại ngày Tết tiềm ẩn nguy cơ tranh luận, cãi vã cao. Để đối phó với những người “nhiều chuyện”, ưa thích tranh cãi, bạn cần có chiến lược cụ thể, chuẩn bị tâm lý trước, tránh tạo ra những tình huống không vui dịp đầu xuân năm mới, theo Psychology Today. |
Giảm kỳ vọng là lời khuyên đầu tiên mà tiến sĩ tâm lý Tracy S. Hutchinson đưa ra. Việc hy vọng vào những bữa ăn chỉ có tiếng cười trong kỳ nghỉ lễ được đánh giá là tương đối viển vông. Thay vì cố gắng loại bỏ mọi tình huống xung đột, bạn cần chuẩn bị tinh thần cho những tranh cãi nhỏ. Điều quan trọng là duy trì hòa khí sau những giây phút bất đồng quan điểm. |
Không cố gắng thay đổi những người xung quanh là chìa khóa vàng để giao tiếp thuận lợi trong mùa lễ hội. Khi tiếp xúc với một số thành viên “nhiều chuyện” trong gia đình, một số người mong muốn thay đổi đối phương. Tuy nhiên, đây là việc không thể thực hiện trong một cuộc gặp gỡ duy nhất. Vì thế, bạn cần chấp nhận tính cách, thói quen cư xử của họ để tránh cáu giận không đáng, “chuốc bực vào thân”. |
Đặt giới hạn về thời gian tiếp xúc là một nguyên tắc cần lưu tâm. Cụ thể, trước khi ghé thăm một đối tượng, bạn cần xác định thời gian của cuộc gặp này. Buổi trò chuyện kéo dài một tiếng, một buổi tối hay cả ngày. Bạn cần thông báo trước cho đối phương về thời gian có thể lưu lại. Hết khoảng thời gian đã thông báo, bạn hoàn toàn có thể rời đi với lý do có hẹn sau đó. Bên cạnh việc đặt ra lịch trình cụ thể, bạn cũng nên dắt theo một số thành viên gia đình, bạn bè thân thiết để làm “phao cứu sinh”, cùng rời khỏi một bữa tiệc. |
Thay đổi chủ đề luôn là một phương án hiệu quả. Thay vì cố tranh luận với những người thích cãi vã, bạn có thể “dập tắt” sự nóng giận của họ bằng cách tìm kiếm biện pháp can thiệp. Nếu không thể đổi chủ đề cuộc trò chuyện, bạn cần điều hướng buổi gặp. Ví dụ, gợi ý mọi người dùng bữa tối, chơi thể thao hay xem một chương trình truyền hình dễ dàng phân tán sự chú ý, giảm thiểu không khí căng thẳng, ngột ngạt. |
Lan tỏa niềm vui là cách thức đơn giản để xoa dịu không khí. Kể những câu chuyện phiếm, tạo ra những tình huống hài hước để chọc cười người thân, bạn bè là việc bạn có thể làm trong mọi buổi tụ họp dịp Tết Âm lịch. Nếu không thể liên tục kể chuyện cười, bạn nên cân nhắc việc khơi gợi những kỷ niệm vui vẻ trong quá khứ, ôn lại quãng thời gian tươi đẹp. Những ký ức đẹp đẽ cũng là động lực để bước vào năm mới với tinh thần phấn khởi, tích cực. |
Tạo ra khoảng nghỉ giữa những cuộc trò chuyện giúp đôi bên có thời gian suy nghĩ lại, tránh đẩy xung đột lên đến đỉnh điểm. Nếu không thể ra khỏi căn phòng ngột ngạt để đi dạo, bạn có thể áp dụng quy tắc hít thở sâu để giảm thiểu sự căng thẳng. Quy tắc này yêu cầu người thực hiện hít vào trong 6 giây, sau đó thở ra trong 6 giây tiếp theo, điều hoà nhịp thở, tránh để những cảm xúc tiêu cực, sự nóng giận chiếm lĩnh tâm trí. |
Tự bảo vệ bản thân khỏi những xung đột là kỹ năng cần có trong mùa lễ hội. Khi những cuộc cãi vã bị đẩy lên cao trào, bạn cần tách bản thân ra khỏi tình huống này. Thay vì đưa ra những lời nói công kích, có khả năng làm tổn thương đối phương, bạn có thể nhẩm trong đầu câu mệnh lệnh: “Tách ra”. Khi thành công tự tách biệt khỏi cuộc tranh luận, bạn sẽ không dễ dàng bị cuốn theo cơn tức giận của những người “nhiều chuyện”. |
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.