Khu phố của tôi nuôi rất nhiều chó, mèo. Xin hỏi nếu không may tiếp xúc dịch tiết, bị chó cắn, mèo cào, làm thế nào để tôi tránh khỏi bệnh dại?
Trung tâm Y tế Thanh Sơn (Phú Thọ)
Dại có thể được xem là bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất. Nếu đã phát bệnh, khả năng chữa khỏi là bằng “0”. Tất cả trường hợp bệnh nhân mắc dại đều phải sống trong đau đớn trước khi qua đời.
Tiêm vaccine phòng dại là phương pháp duy nhất hiện nay cứu sống tính mạng khi bị động vật dại cắn/cào.
Hiện nay, những loại vaccine phòng dại phổ biến ở Việt Nam gồm có 3 loại là Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Tùy thuộc vào mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định tiêm phòng bao nhiêu mũi. Nên tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn.
Lưu ý là sau khi tiếp xúc dịch tiết hoặc bị cắn và đã tiêm vaccine phòng dại, chúng ta vẫn cần theo dõi con vật trong vòng 10 ngày tiếp theo.
Không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều đầu tiên vaccine dại.
Khuyến cáo thêm là nếu bị chó, mèo cào, cắn, liếm, sau khi sơ cứu vết thương, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn hướng xử lý, kịp thời tiêm vaccine ngay lập tức để tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Bởi virus dại có thể “ngủ yên” sau vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm và bộc phát cướp đi sinh mạng một cách bất ngờ.
Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.