Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách loại bỏ cặn bẩn trên vòi rửa

Đổ đầy nước và giấm trắng vào một chiếc túi, sau đó cho treo hỗn hợp này sao cho ngập vòi rửa, cuối cùng cố định bằng dây cao su. Đây là cách hiệu quả để loại bỏ cặn và chất bẩn.

Giấm là chất khử trùng, khử mùi tự nhiên nhưng hiệu quả. Ảnh: iStock.

Cách làm này cũng được cho là hiệu quả với vòi hoa sen, vòi nước trong phòng tắm, bồn rửa tay... Sau một đêm, bạn nên để nước chảy trong 1-2 phút để rửa trôi hết cặn bẩn ra ngoài cũng như loại bỏ mùi giấm.

Ngoài việc tăng thêm hương vị cho món ăn, giấm còn là chất tẩy rửa mạnh, hoàn toàn tự nhiên. Theo Guardian, giấm là một dung dịch axit axetic loãng, có tác dụng khử dầu mỡ, khử mùi và hoạt động như một chất khử trùng nhẹ. Đây cũng là chất thay thế nước lau kính rất tốt mà hội đồng thành phố Wollongong của Australia khuyên dùng. Họ khuyến cáo người dân có thể sử dụng nửa cốc giấm pha với một lít nước ấm để lau cửa sổ. Sau đó, bạn nên dùng giấy báo vò nát thấm giấm và đánh bóng các mặt kính. Các vi khuẩn như salmonella và E.coli cũng bị loại bỏ dưới tác động axit của giấm trắng.

Với các vết bẩn cứng đầu, chúng ta có thể trộn dung dịch giấm trắng với nước ấm và phủ lên vết bẩn 10 phút. Thành phần axit trong giấm sẽ phá vỡ các cặn canxi đóng trên thành vòi hoa sen, chậu rửa, bề mặt.

Ngoài ra, với ấm đun nước, bạn có thể ngâm dung dịch giấm với nước qua đêm nhưng không được đun sôi hỗn hợp này. Sau đó, rửa thật sạch ấm, đổ đầy nước và đun sôi trước khi sử dụng tiếp.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

> Xem thêm: Sách cho cuộc sống vui khỏe

5 đồ vật chứa nhiều vi khuẩn nhưng thường bị lãng quên khi dọn dẹp

Theo nghiên cứu, thay ga trải giường, thảm hay cọ bồn cầu có thể khiến ngôi nhà của bạn trông khá sạch sẽ. Nhưng những chỗ bẩn nhất trong nhà lại là nơi thường xuyên bị lãng quên.

Tác hại của ngoáy mũi

Các nhà nghiên cứu của Đại học Griffith chứng minh ở chuột, vi khuẩn có thể đi qua dây thần kinh khứu giác trong mũi và vào não, gây ra triệu chứng mắc bệnh Alzheimer.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm