Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Đậu mùa khỉ

5 đồ vật chứa nhiều vi khuẩn nhưng thường bị lãng quên khi dọn dẹp

Theo nghiên cứu, thay ga trải giường, thảm hay cọ bồn cầu có thể khiến ngôi nhà của bạn trông khá sạch sẽ. Nhưng những chỗ bẩn nhất trong nhà lại là nơi thường xuyên bị lãng quên.

Gối, ga trải giường, tay nắm cửa, điện thoại di động, điều khiển từ xa và bàn phím máy tính được xem là "ổ chứa" vi trùng nhưng ít khi được khử khuẩn. Ảnh: iStock.

Nói đến vệ sinh nhà cửa, nhiều người đã quen với việc cơ bản như giặt giũ, cọ rửa nhà tắm, lau mặt bàn bếp. Nhưng bụi bẩn có thói quen xấu là "tụ tập" ở những nơi kỳ lạ nhất, thường là bạn không nghĩ đến.

Theo New York Times, dưới đây là một số vị trí trong nhà bạn nên dọn dẹp thường xuyên hơn. Đây là những khu vực chứa nhiều vi khuẩn, virus, có thể nguy hiểm cho bất kỳ ai có hệ miễn dịch yếu, dễ ốm.

Tay nắm cửa

Đây là khu vực mà rất nhiều cơ quan y tế khuyến cáo phải làm sạch hàng ngày khi đại dịch Covid-19 và gần đây là đậu mùa khỉ bùng phát. Thậm chí, chúng ta cần khử khuẩn các tay nắm cửa nhiều lần trong ngày.

Nơi này tích tụ vi khuẩn, nhất là tay nắm cửa nhà tắm. Sau đó, bạn chạm phải, vi trùng lại tiếp tục "du hành" đến gối, chăn, các khu vực khác trong nhà và lây lan sang cả người khác qua các tiếp xúc.

Tương tự, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện... cũng chứa nhiều vi khuẩn như vậy.

Theo khuyến cáo, chúng ta nên khử khuẩn bằng chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt virus hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày.

Khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày đối với các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện. Cần lưu ý tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.

Khu khuan, anh 1

Tay nắm cửa, tay vịn cầu thang... nên được khử khuẩn 2 lần/ngày. Ảnh: Better Homes.

Điện thoại di động

Điện thoại di động giờ đây đã trở thành vật bất ly thân với mọi người. Chúng ta sử dụng hàng giờ mỗi ngày, thường xuyên áp điện thoại lên mặt.

Một nghiên cứu năm 2018 tìm thấy hơn 17.000 bản sao gene vi khuẩn trên điện thoại của học sinh trung học. Các nhà khoa học tại Đại học Arizona phát hiện ra điện thoại di động mang vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với hầu hết bồn cầu ở nhà vệ sinh.

Đây cũng là món đồ thường xuyên bị bỏ quên khi vệ sinh nhà cửa. Nhiều người cả năm không vệ sinh, khử khuẩn điện thoại. Đa số vi trùng trên điện thoại là vô hại. Song, các nghiên cứu đã phát hiện những mầm bệnh nguy hiểm xuất hiện trên điện thoại như Streptococcus, MRSA và thậm chí cả E.coli.

Để vệ sinh món đồ này, bạn nên sử dụng vải sợi nhỏ để lau các lớp bụi, dầu trên bề mặt. Ngoài ra, với những vết cứng đầu, bạn có thể làm sạch bằng ít cồn isopropyl. Cách làm: Trộn dung dịch 1:1 cồn và nước, sau đó làm ẩm một miếng vải sợi nhỏ và nhẹ nhàng lau các vết và vết bẩn đó.

Tần suất vệ sinh điện thoại nên là vài lần mỗi tháng là đủ. Tuy nhiên, chúng ta cần tránh các chất tẩy rửa dạng lỏng hoặc dạng xịt vì có thể làm hỏng điện thoại.

Bàn phím máy tính

Tương tự điện thoại, bàn phím máy tính bẩn hơn nhiều so với suy nghĩ của nhiều người. Theo Tech Insider, trong nhiều nghiên cứu về bàn phím máy tính, các nhà khoa học phát hiện dấu vết của Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn gây nhiễm trùng), Pseudomonas (vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến nhất ở bệnh nhân nhập viện), E.coli (vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm).

Một kết quả nghiên cứu do CBT Nuggets thực hiện cũng cho thấy mức độ bẩn đáng ngạc nhiên của bàn phím máy tính. Các tác giả đã quét các vật dụng điển hình được sử dụng trong văn phòng để xem chúng chứa bao nhiêu vi khuẩn. Kết quả cho thấy đồ điện tử là các vật dụng bẩn nhất, với lượng vi khuẩn nhiều hơn 243 lần so với đồ chơi thú cưng chứa đầy vi trùng.

Bàn phím đứng ở vị trí thứ hai, tiếp theo là điện thoại di động, chuột máy tính và cuối cùng là bàn di chuột - thứ chứa nhiều vi khuẩn hơn 162 lần so với tiền. Loại vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy trên các vật dụng hàng ngày này là cầu khuẩn gram dương, được tìm thấy trong bệnh viêm phổi.

Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa làm việc. Kết quả là trên bàn phím máy tính chứa nhiều vụn đồ ăn, nước, rượu, trà... Cách vệ sinh bàn phím đơn giản nhất là lật ngược nó và đập nhẹ để đẩy các mẩu vụn còn sót lại ra ngoài. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy hút bụi cầm hay mặc máy sấy tóc. Sau đó, lau nhanh bằng khăn lau, tăm bông hoặc vải sợi nhỏ được làm ẩm với cùng dung dịch cồn pha nước tỷ lệ 1:1.

Khu khuan, anh 2

Bàn phím máy tính chứa hàng nghìn loại vi khuẩn khác nhau. Ảnh: iStock.

Điều khiển từ xa

Hãy trung thực: Bạn đã bao giờ làm sạch điều khiển từ xa của mình chưa? Cho dù bạn sử dụng điều khiển loại đời mới đến mức nào, việc chưa từng lau chùi, khử khuẩn nó là điều rất dễ gặp.

Bụi bẩn sẽ tích tụ qua năm tháng và trở thành vật trung gian truyền virus, vi khuẩn. Nhiều người vừa ăn vừa xem tivi, kết quả là điều khiển từ xa có rất nhiều vụn bỏng ngô, khoai tây chiên hoặc cả nước sốt pizza. Nhưng hầu hết chúng ta không bận tâm đến việc chiếc điều khiển từ xa bẩn đến mức nào.

Theo nghiên cứu, tụ cầu và liên cầu thường sinh sôi trên điều khiển tivi. Hãy sử dụng khăn tẩm cồn để lau món đồ này thường xuyên hơn.

Gối

Nếu bạn ngủ 7 giờ ngủ mỗi đêm, điều đó đồng nghĩa với 49 tiếng mỗi tuần tiếp xúc với chăn ga. Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia về vệ sinh gia đình ở Mỹ, tiết lộ nếu không giặt chăn ga hàng tuần, bạn có thể đặt mình vào nguy cơ nhiễm virus và nhiễm trùng nghiêm trọng.

Trong lúc ngủ, nước bọt, mồ hôi, các tế bào da từ cơ thể rơi ra giường, bám vào chăn ga, trở thành thức ăn lý tưởng cho các loại vi khuẩn và nấm, giúp chúng sinh sản và phát triển nhanh chóng.

Một trong những vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể là Staphylococcus aureus, thường được tìm thấy trên da người hoặc trong mũi của một người khỏe mạnh. Các bệnh về da, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi và nhiễm trùng máu có thể phát triển nếu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Với những người có hệ thống miễn dịch kém hoặc bị dị ứng , các vi khuẩn, virus nói trên có thể là tác nhân gây khó chịu, mất ngủ, kích ứng da và tắc nghẽn xoang.

Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên giặt gối mỗi tuần một lần và thay ga trải giường, gối thường xuyên.

Dấu hiệu của thai phụ chuẩn bị sinh con

Ở tuần cuối cùng trước sinh, sản phụ thường có những cơn gò tử cung, đau lưng, bụng dưới hay đi vệ sinh nhiều lần trong ngày.

Thành phần trong 4 loại siro ho gây chết người bị WHO cảnh báo

Siro do Ấn Độ sản xuất đã khiến 66 trẻ em tại Gambia tử vong. Thành phần của sản phẩm này chứa các chất độc gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Dịch Đậu mùa khỉ

Ngày 23/7/2022, Tổng giám đốc WHO công bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là ở mức trung bình trên toàn cầu, riêng khu vực châu Âu là ở mức nguy cơ cao. Nhiều thông tin về bệnh cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm, đặc biệt là về phương thức lây truyền của virus. Độc giả xem toàn cảnh các bài viết về dịch đậu mùa khỉ dưới đây:

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm