Thường được nam giới sử dụng với những bộ suit hay trang phục đứng đắn tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt các kiểu giày âu phục.
Giày Oxford: Được sáng tạo ra bởi chính những sinh viên trường đại học Oxford danh tiếng với mong muốn thoát khỏi sự tù túng của ủng và các loại boots có cổ cao quá mắt cá chân, đôi giày này nay đã trở thành item quen thuộc. Nổi tiếng bởi vẻ ngoài sang trọng và tinh tế, Oxford là cái tên luôn chiếm thế thượng phong mỗi khi nhắc tới cụm từ "giày tây" với cả phái nam và nữ. Ảnh: The Good Standard.
Sử dụng hệ thống dây đóng (closed lacing) với phần thắt dây ở giữa lưỡi gà và mui giày, chỉ để lộ những đường vắt song song, đây là sự lựa chọn khôn ngoan dành cho những bộ suit trang trọng và cả những món đồ hiện đại, trẻ trung. Thiết kế giày cũng khá đơn giản với phần mũi trơn nhọn đưoợc đánh bóng kỹ càng gót giày cao không quá 3 cm. Ảnh: Mr Porter.
Giày Derby: Giày Derby hay còn được gọi là Gibson hay Blucher ban đầu được tạo ra để chơi thể thao hoặc dành cho những chuyến đi săn từ những năm 1850 và trở nên phổ biến hơn từ thế kỷ 20. Suốt một thời gian dài Derby bị cánh quý tộc coi thường bởi chính vẻ ngoài xù xì, giống như dành cho tầng lớp lao động của mình. Ảnh: Brook Brothers.
Có vẻ ngoài khá giống giày Oxford, điểm khác biệt duy nhất của Derby chính là thiết kế mui giày và hệ thống dây buộc. Nếu như Oxford sử dụng hệ thống dây đóng thì Derby lại mang thiết kế dây mở (open lacing) để lộ phần lưỡi gà. Mui giày cũng không được may bên dưới phần thân trước mà được khâu đè lên trên, tạo nên vẻ năng động. Ảnh: Pinterest.
Giày Brogue: Sau khi bộ phim nổi tiếng Mật Vụ Kingsman ra mắt, câu thoại "Oxford not Brogue" (tạm dịch: Oxford không phải Brogue") đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng yêu thời trang. Sở dĩ có điều đó là bởi Brogue không hề dựa trên phom dáng hay cách may giày mà nằm ở những hoạ tiết đục lỗ có trên đôi giày đó. Ảnh: Shopify.
Giày Brogue được chia làm 3 loại: Quarter Brogues, Semi-Brogues và Full Brogues (hay còn được gọi là Wingtip). Nghe thoáng qua thì có vẻ phức tạp nhưng sự thật các kiểu giày này đặt tên theo...số lượng lỗ đục trang trí trên đôi giày. Giày có càng nhiều chi tiết trang trí, độ sang trọng càng kém. Vậy nên nam giới khi mặc suit sẽ thường chọn loại giày Quarter Brogues để đảm bảo sự trang trọng. Ảnh: Partenope.
Giày Monk Strap: Là một biến thể khác của giày Oxford nhưng tiện lợi hơn rất nhiều, Monk Strap là một đôi giày có thể dùng cho nhiều dịp, phối với nhiều kiểu quần áo. Sở dĩ chúng có tên là Monk vì những thầy tu (được gọi là "monk" trong tiếng Anh) là người sử dụng loại giày này đầu tiên. Ảnh: LaForce.
Điều làm nên sự khác biệt của Monk Strap với Oxford chính là phần dây giày. Nếu đôi giày gắn liền với sinh viên trường đại học danh giá nhất nhì Vương quốc Anh thời xưa sử dụng dây giày thì Monk Strap lại thay thế chúng bằng những chiếc đai da kiên cố nhưng lại linh hoạt hơn nhiều lần. Mũi giày cũng được làm đơn giản, kiên cố hơn, bảo vệ bàn chân của nam giới tốt hơn. Ảnh: Roger.
Giày Loafers: Loafers hay còn gọi là giày lười là một trong những kiểu giày thịnh hành nhất hiện nay dành cho nam giới. Với mục đích ban đầu tạo ra để các vua chúa đi trong nhà nhưng nhờ sự tiện lợi mà chúng đã được sản xuất rộng rãi từ năm 1930 tại Mỹ và được giới luật sư diện với suit từ những năm 1960 trở lại đây. Ảnh: Depatures.
Là loại giày tây duy nhất không hề sử dụng bất kỳ bộ phận nào để cố định như dây buộc hay đai da cài, Loafers thực sự không mang lại vẻ trang trọng quá đà như Oxford hay bất cứ loại giày nào ở trên. Những đôi giày lười thường sẽ bổ sung những chi tiết trang trí ở phần mũi, hoặc mui giày như mắt xích kim loại trên mẫu Loafers của Gucci. Chất liệu sản xuất chúng là da mềm chứ không phải là loại da cứng cáp thường thấy ở giày tây. Ảnh: Pinterest.
Ông Alojz Abram, Silver Tetsuya nổi tiếng nhờ vào các bức ảnh thời trang độc đáo đăng tải trên mạng với loạt đồ hàng hiệu như Dior, Burberry, Vetements.