Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cách tự điều trị sốt cho trẻ tại nhà

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể. Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ, phụ huynh có thể tự điều trị cho con tại nhà.

Con tôi thường xuyên bị sốt, khoảng một tháng vài lần. Hiện tượng sốt nhẹ nên gia đình chỉ tự điều trị tại nhà. Tôi nên lưu ý gì khi trị bệnh cho con?

Bác sĩ chuyên khoa II Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)

Sốt là hiện tượng cơ thể tăng sinh thân nhiệt để chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào cơ thể. Một đứa trẻ được xác định là bị sốt khi chỉ số thân nhiệt trong cơ thể cao trên 38 độ C.

Nhiều bà mẹ dùng tay ước lượng thân nhiệt của con, thấy hiện tượng nóng hơn bình thường cứ cho rằng con mình sốt. Điều này không hoàn toàn chính xác. Phụ huynh chỉ khẳng định trẻ sốt khi biết được nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38 độ thông qua nhiệt kế.

Sốt có nhiều nguyên nhân, một trong các nguyên nhân thường gặp nhất là trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp (viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi...).

Nhóm bệnh thường gặp thứ 2 gây sốt ở trẻ nhỏ là các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu, sởi, viêm não, viêm màng não...

Nếu trẻ xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, các bậc phụ huynh có thể tự chăm sóc trẻ ở nhà. Trong tình hướng này, bố mẹ có thể cho con uống paracetamol với liều lượng tương ứng với cân nặng của trẻ là 10-15 mg/kg trong khoảng thời gian 4-6 giờ/lần.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên chú trọng cho con uống nhiều nước, sữa; ăn thức ăn lỏng, mặc quần áo thoáng khí để nhanh hạ sốt. Những trẻ lớn hơn có thể tăng cường vận động nhẹ. Ngoài ra, bố mẹ có thể bổ sung thêm vi chất cho trẻ thông qua nước trái cây, đặc biệt là nước cam để tăng sức đề kháng.

Phụ huynh cũng tuyệt đối không nên tự ý mua và cho con uống thuốc hạ sốt corticoid hoặc kháng sinh cũng như mua thuốc theo đơn được truyền tay.

Nếu trẻ sốt cao không hạ kèm một số triệu chứng bất thường như nôn ói, phát ban, bố mẹ nên đưa con đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để có hướng điều trị kịp thời cho bé.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

Căn bệnh đường hô hấp phổ biến nhất ở trẻ nhỏ

Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh gây ra các dấu hiệu như sốt, sổ mũi, khàn giọng, thậm chí khó thở.

Độc giả Nhật Anh

Bạn có thể quan tâm