Cố gắng giảng giải, nói lý lẽ với con: Khi thấy con mình nổi cơn thịnh nộ, nhiều cha mẹ cố gắng giảng giải cho trẻ điều đó là sai. Tuy nhiên, vào thời điểm này, trẻ nhỏ sẽ không thể hiểu rõ và nghe lời bạn khi đang bị cảm xúc tức giận chi phối. Thay vì cố gắng giảng giải cho con, cha mẹ nên yêu cầu con hít thở sâu hoặc làm điều gì đó giúp xoa dịu tâm trí như hát. Ảnh: Thesun. |
Mất bình tĩnh: Theo Very Well Family, nhiều phụ huynh không thể duy trì sự bình tĩnh khi con cái giận dữ. Tuy nhiên, bình tĩnh trong tình huống này là lối thoát duy nhất. Đôi khi, trẻ tức giận có chủ ý để lôi kéo sự chú ý của bạn. Khi bạn mất bình tĩnh, la mắng hoặc đánh đòn con, bạn đang cho con thấy rằng hành động của trẻ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trẻ sẽ nghĩ rằng đây chính là cách thu hút sự chú ý, dù tiêu cực, với cha mẹ trong tương lai. Ảnh: Medicinenet. |
Nhượng bộ: Trẻ thường tức giận khi cha mẹ từ chối yêu cầu của con. Sau một lúc con mè nheo, bạn lại nhượng bộ, đồng ý. Điều này đưa cho trẻ một thông điệp rằng nếu trẻ làm như vậy mọi lúc, cha mẹ chắc chắn sẽ đáp ứng. Mặc dù nghĩ rằng nhượng bộ trẻ để tâm trí được thoải mái, các phụ huynh nên giữ vững lập trường để không phải đối mặt với những hành vi tương tự vào lần sau. Ảnh: Cadenceeducation. |
Hối lộ: Theo India Times, một số tình huống khiến bạn bối rối và tuyệt vọng có thể buộc bạn phải mua chuộc con để kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, cha mẹ không nên làm như vậy vì điều này sẽ khiến trẻ tin rằng cơn giận dữ có thể giúp ích cho việc thỏa mãn trẻ trong tương lai và hối lộ sẽ khuyến khích hành vi đó. Ảnh: Themirror. |
Đe dọa nhiều lần nhưng không dứt khoát: Việc cha mẹ thường xuyên đe dọa khi trẻ tức giận không phải là giải pháp hay. Đặc biệt, thường xuyên lặp lại những cảnh báo nhưng không thực hiện cũng có thể phản tác dụng. Việc lặp đi lặp lại câu nói "Đừng la hét nữa nếu không con sẽ phải ngồi trong xe" mà không thực sự bắt buộc vào trong xe, sẽ cho trẻ thấy rằng bạn sẽ không làm những điều như vậy. Ảnh: Ktnewslive. |