Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cái chết của đại hội sale Tết ở Trung Quốc

Những "ngày hội sale" tổ chức triền miên, thậm chí diễn ra hàng tuần trên các sàn thương mại khiến người tiêu dùng không còn hào hứng với việc mua hàng giảm giá dịp Tết Nguyên đán.

Mua sắm trong dịp giảm giá Tết Nguyên đán là thói quen của người dân Trung Quốc trong hơn 10 năm ngành thương mại điện tử bùng nổ. Thậm chí, nhiều người nói rằng có thể "nhịn" mua đồ dịp Lễ độc thân 11/11 nhưng không thể thoát được "vòng xoáy" mua đồ mừng năm mới.

Tuy nhiên, năm nay, các sàn thương mại điện tử lớn như Taobao, Tmall, JD.com... không còn quảng bá ngày hội mua sắm "Tết đoàn viên" mạnh như nhiều năm trước.

Trong khi đó, các sàn thương mại của Douyin và Kuaishou đã triển khai hội mua sắm Tết Dương lịch kéo dài hơn 2 tuần nên không còn động lực lớn cho dịp Tết truyền thống.

dai giam gia online anh 1

Hàng loạt đại hội mua sắm được tổ chức quanh năm, không riêng gì dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Getty.

Theo The Paper, nhìn lại suốt năm 2021, không có sự kiện mua sắm nào thực sự khơi dậy được hứng thú của người tiêu dùng.

Ngày càng có nhiều ngày hội mua sắm diễn ra liên tục trong năm đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt đối với các sàn thương mại, đồng thời khiến người tiêu dùng thấy nhàm chán. Một lễ hội mua sắm để tạo ra doanh số lớn giờ đây đi kèm hàng tá quy luật phức tạp cho khách hàng.

Đua nhau giảm giá

Ngành thương mại điện tử tạo nên "lễ hội mua sắm" bởi nó nhanh chóng truyền tải đến tâm trí người dùng ham muốn mua nhanh, không bỏ lỡ món hời và đem đến doanh số "khủng" trong những đợt giảm giá đồng loạt.

Sự kiện Tmall Double Eleven (11/11) là cột mộc lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử, vượt qua kỳ vọng ban đầu với lượng giao dịch là 52 triệu nhân dân tệ trong phiên đầu tiên vào năm 2009.

Lần thứ hai tổ chức vào năm 2010, ngày hội này đã vượt qua doanh số bán lẻ của "thiên đường mua sắm Hong Kong" với tổng doanh số 936 triệu tệ trong một ngày.

Những mốc số liệu tăng nhanh qua từng năm. Đến 2021, Tmall Double Eleven tạo ra doanh số 540,3 tỷ nhân dân tệ.

dai giam gia online anh 2

Các sàn thương mại đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ của khách hàng khi tạo ra các ngày hội giảm giá. Ảnh: Sina.

Dưới hình mẫu thành công của Tmall, Lễ độc thân đã trở thành ngày hội mua sắm lớn nhất tại Trung Quốc. Sau đó, ngày hội 618 (ngày 18/6) của JD.com cũng ra mắt và nhanh chóng thành công.

Dù là ngày 11/11 hay 18/6, người tiêu dùng vẫn tràn đầy hy vọng vào việc mua được hàng chất lượng cao giá rẻ. Khách hàng được nuôi dưỡng tâm lý "sợ bỏ lỡ": đây là hai ngày giảm giá lớn nhất trong năm, nếu không mua gì có nghĩa bạn đã lỡ mất món hời.

Giờ đây, hai mạng xã hội lớn là Douyin và Kuaishou cũng gia nhập làng thương mại điện tử và tạo ra các "lễ hội" để cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh số không thể lớn hơn những sàn lâu đời, các trang này tập trung vào các dữ liệu khác như chương trình phát trực tiếp, thời lượng và số người xem.

Cái chết của những ngày hội giảm giá

Để kích thích tiêu dùng và nhu cầu bùng nổ, những ngày hội thương mại điện tử đã phát triển từ "thời gian có hạn trong một ngày" thành giảm giá không giới hạn cả tháng. Hành vi khuyến mãi phi lý này đã gây nên hậu quả là khách hàng không còn mặn mà trông đợi vào những dịp giảm giá đặc biệt.

Những lễ hội mua sắm được tổ chức bừa bãi bắt đầu lộ điểm yếu khi không thể nắm bắt tâm lý tiêu dùng cá nhân hóa của người trẻ - vốn là lực lượng tiêu dùng chính của thương mại online.

Đối với hai đại hội giảm giá lớn nhất vào cuối năm là 11/11 và 12/12, những từ khóa miêu tả những ngày này cũng là là "im lặng" và "biến mất".

dai giam gia online anh 3

Những đại hội giảm giá như 11/11 hay 618 không còn sức hút. Ảnh: SCMP.

Bên cạnh đó, các sàn thương mại và thương hiệu đều tổ chức khuyến mãi hàng tháng, thậm chí hàng tuần nên không còn kích thích được sự tò mò, nhiệt huyết mua hàng như trước.

Các ngày hội giảm giá cuối năm không còn thu hút sự nhiệt tình của người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia cho rằng các "lễ hội" trên cần định hình lại giá trị theo từng cấp độ.

Đầu tiên, nên đưa ý tưởng về ngày hội mua sắm khỏi tâm lý "trò vui" để quay lại với nhu cầu thiết thực của người dùng. Thương mại điện tử không thể không có lễ hội mua sắm, nhưng cần biến khách hàng thành người tạo ra luật chơi.

Điều này đòi hỏi nền tảng bán hàng cần có cái nhìn sâu sắc về người tiêu dùng. Theo "Top 10 xu hướng tiêu dùng toàn cầu năm 2021", những từ khóa "thận trọng" và "tiết kiệm" sẽ là xu hướng trong tương lai.

dai giam gia online anh 4

Người tiêu dùng không còn chạy đua để tích trữ hàng trong các dịp giảm giá. Ảnh: Sina.

Người tiêu dùng sẽ không còn mù quáng tích trữ hàng hóa chỉ vì chúng được tuyên bố "rẻ nhất thị trường" khi được bán trên livestream.

Khách hàng có nhu cầu, sàn thương mại thực sự giảm giá và lượng hàng hóa vừa đủ - đó là ý nghĩa thực sự của tiêu dùng, cũng là ý đồ ban đầu của ngày hội thương mại điện tử.

Người tiêu dùng cần những đại hội giảm giá, nhưng họ không cần hàng trăm lễ hội để theo đuổi những đợt bùng phát nhu cầu ngắn hạn.

Thay đổi mốc thời gian khuyến mãi mà không có bất cứ thay đổi hình thức bán hàng nào càng thể hiện sự yếu kém của sàn thương mại điện tử.

Người độc thân bị lừa tình, tiền khi dùng app hẹn hò

Ngành công nghiệp mai mối ở Trung Quốc nở rộ khi có hơn 200 triệu người trưởng thành độc thân. Tuy nhiên, không ít khách hàng bị lừa đảo cả tình lẫn tiền, bị bán thông tin cá nhân.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm