Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe để đảm bảo an toàn cho cộng đồng

Chiều 17/5, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) tổ chức tọa đàm trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo để trình Quốc hội khóa XV.

Đại diện Cục CSGT phát biểu tại tọa đàm, Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh cho rằng, tình hình giao thông tại Việt Nam đang phức tạp, ý thức từ phía người điều khiển phương tiện giao thông bị buông lỏng. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng chưa có biện pháp quản lý giấy phép lái xe hữu hiệu, đặc biệt là đối với những người bị tước giấy phép lái xe.

Nong do con anh 1

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh trao đổi tại toạ đàm. Ảnh: Phạm Nam.

Đại diện Cục CSGT cho biết, mỗi năm, cơ quan chức năng tước có thời hạn khoảng 500.000 GPLX và việc tước GPLX đang được thực hiện một cách thủ công, nhiều tài xế đã bỏ không đến lấy làm tồn đọng nhiều GPLX gây lãng phí nguồn lực trong việc lưu giữ, quản lý.

Thượng tá Minh cũng nhấn mạnh rằng, việc trừ điểm trên GPLX không chỉ là một biện pháp quản lý hành chính mà còn có tính chất của một công cụ răn đe, cảnh tỉnh đối với người lái xe khi vi phạm luật lệ.

Đại diện Cục CSGT cũng đưa ra số liệu cho thấy, tai nạn giao thông do sử dụng cồn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Bà Minh cũng nhấn mạnh rằng, rượu bia không chỉ là một nguyên nhân trong lĩnh vực giao thông mà còn gây ra nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác.

Thượng tá Minh cho rằng, “mọi người hay đổ cho văn hóa khi bất kỳ cuộc vui nào cũng đều lấy rượu bia làm câu chuyện. Khi bắt đầu uống mà nói rằng uống đến chừng này thì dừng lại vì còn lái xe thì rất khó, trong khi uống nhiều sẽ không kiểm soát được hành vi".

Theo đó, đại diện của Cục CSGT khẳng định, việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế là một việc làm có ý nghĩa và an toàn cho cộng đồng.

Đối với các loại nước hoa quả, siro được đồn là có thể làm tăng nồng độ cồn, Thượng tá Minh khẳng định rằng, nồng độ cồn từ những loại này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và có thể biến mất sau khoảng 10-15 phút hoặc sau khi uống nước và kiểm tra lại. Nếu vẫn còn nghi ngờ về kết quả kiểm tra nồng độ cồn tại hiện trường, đại diện của Cục CSGT cho biết người bị kiểm tra có thể yêu cầu xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Gọi bạn đến chốt CSGT xin bỏ qua vi phạm nồng độ cồn

Có nồng độ cồn mức 0,837mg/lít khí thở, ông H. gọi điện thoại cho bạn đến chốt CSGT xin bỏ qua vi phạm nhưng không được chấp nhận.

Vi phạm nồng độ cồn, tài xế đổ lỗi do ăn nửa kg mận

Bị tổ CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, tài xế nêu lý do bản thân vừa ăn hết nửa kg mận.

Cách chức một cán bộ Công an tỉnh Bình Phước vì vi phạm nồng độ cồn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước quyết định thi hành kỷ luật cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Đào Văn Thêm, Công an tỉnh Bình Phước vì vi phạm nồng độ cồn.

Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.

https://tienphong.vn/dai-dien-cuc-csgt-cam-tuyet-doi-nong-do-con-khi-lai-xe-nham-dam-bao-an-toan-cho-cong-dong-post1638048.tpo

Minh Đức/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm