Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh khiến người mắc không kiểm soát được cơ thể

Bệnh nhân đến khám trong tình trạng bị vẹo cổ, đầu luôn ở tư thế xoay phải và ngửa bất thường.

Vừa qua, khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho biết đơn vị này đang điều trị cho anh L.Đ.T. (37 tuổi, ngụ tại Đức Thọ - Hà Tĩnh) bị loạn trương lực cơ độ nặng.

Trước đó, anh T. đến khám trong tình trạng bị vẹo cổ, đầu cổ luôn ở tư thế xoay phải và ngửa bất thường, gây hạn chế vận động đầu cổ và đi lại rất khó khăn. Do đó, bệnh nhân ngại giao tiếp với mọi người. Qua thăm khám và kiểm tra các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán loạn trương lực cơ cổ mức độ nặng.

Bệnh nhân được tiêm thuốc Botulinum toxin A dưới hướng dẫn của máy điện cơ. Đây là phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng của bệnh nhân. Sau một tuần điều trị, các bác sĩ ghi nhận tình trạng bệnh của ông T. cải thiện đến 40%.

dieu tri benh loan truong luc co anh 1
Bệnh nhân T. trước (trái) và sau khi điều trị loạn trương lực cơ (phải). Ảnh: BVCC.

Bệnh nhân có thể sinh hoạt cá nhân dễ dàng, quay trở lại với công việc. Ông được hẹn tái khám lại để đánh giá hiệu quả điều trị, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong những lần tiêm tiếp theo.

Loạn trương lực là bệnh rối loạn vận động của hệ thần kinh, với biểu hiện co cơ liên tục hoặc lặp đi lặp lại ngoài ý muốn, tạo tư thế bất thường của một hay nhiều vùng khác nhau của cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh này khoảng 1/2.000 dân.

Bác sĩ Ngô Thị Huyền, khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết loạn trương lực có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào trên cơ thể. Các thể lâm sàng của bệnh thường gặp là co thắt mi mắt, hàm miệng (bệnh nhân nói khó hoặc tự cắn hàm), cổ (phần cổ bị xoay/gập/ngửa thường xuyên về một bên), tay (cổ tay hoặc ngón tay bị gập lại khiến động tác viết khó khăn, phát âm (người bệnh phát âm ngắt quãng khó nghe) hoặc thậm chí loạn trương lực toàn thể.

Bác sĩ Huyền cho biết thêm nguyên nhân loạn trương lực là rối loạn chức năng của các nhân xám trong não. Các bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm tìm kiếm nguyên nhân và điều trị căn nguyên để làm giảm triệu chứng, chấm dứt quá trình bệnh.

Trong trường hợp đã điều trị nguyên nhân mà vẫn không hết triệu chứng, bệnh nhân được áp dụng phương pháp khác gồm thuốc uống, tiêm Botulinum toxin, phẫu thuật và điều trị hỗ trợ.

Botulinum toxin thường được áp dụng ở bệnh nhân loạn trương lực khu trú và cho hiệu quả tốt đến khoảng 60-90. Hiệu quả này kéo dài trung bình 3-4 tháng cho mỗi lần tiêm thuốc hoặc có thể lâu hơn. Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật, đặc biệt kích thích não sâu được áp dụng nhiều nhất cho loạn trương lực, hiệu quả lên đến 60-80%.

Loạn trương lực là bệnh mạn tính, đa số người mắc không khỏi bệnh mà cần điều trị suốt đời (80-90%). Việc đáp ứng với điều trị thay đổi tùy thuộc từng người bệnh.

Quá trình não bộ dọn dẹp 'rác thải' trong hệ thần kinh Đây là lần đầu tiên quá trình này được ghi lại một cách trọn vẹn trên một động vật có vú - chuột thí nghiệm.

Lần đầu tiên ghi lại cảnh não bộ thu dọn 'rác thải' trong hệ thần kinh

Quá trình làm sạch hệ thần kinh của não bộ dựa trên kết quả thí nghiệm ở chuột được các nhà khoa học tại Đại học Yale, New Haven, Connecticut, Mỹ, ghi lại.

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm