Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh nguy hiểm nhiều người mắc nhưng không đi khám vì xấu hổ

Bệnh trĩ không tự nhiên xuất hiện, nguyên nhân đến từ những thói quen hàng ngày như ngồi lâu, stress, ăn ít chất xơ, nhịn đi vệ sinh hay mang thai.

Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti. Ảnh: Shutterstock.

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

Bệnh trĩ không tự nhiên xuất hiện

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Như Hòa, Trung tâm Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bệnh trĩ (hay dân gian gọi là lòi dom) hình thành khi các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn - trực tràng bị giãn quá mức, tạo thành búi trĩ sưng viêm.

Tùy vị trí, bệnh chia thành hai loại:

  • Trĩ nội: Búi trĩ ẩn bên trong ống hậu môn, thường gây chảy máu nhưng ít đau.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất hiện ở rìa hậu môn, dễ gây đau rát, ngứa ngáy.

"Bệnh trĩ không chừa một ai. Từ người trẻ đến người già, đặc biệt là phụ nữ mang thai, dân văn phòng hay tài xế lái xe - những người thường xuyên ngồi lâu, ít vận động - đều có nguy cơ cao", bác sĩ Hòa nói.

Bệnh trĩ không tự nhiên xuất hiện, nguyên nhân đến từ những thói quen hàng ngày của bạn. Theo bác sĩ Như Hòa, 5 lý do dẫn đến bệnh trĩ bao gồm:

  • Ngồi lâu: Đây là "kẻ thù" số 1 của hậu môn. Việc ngồi liên tục 4-5 tiếng vô tình tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, cản trở lưu thông máu, khiến chúng phình to.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ: "Cơn ác mộng" đối với hệ tiêu hóa chính là chế độ ăn nhiều thịt, ít rau, uống ít nước khiến phân khô cứng. Việc rặn mạnh khi đi vệ sinh như "cú đẩy" cuối cùng khiến mạch máu hậu môn phình to.
  • Quá trình mang thai: Việc mang thai trở thành gánh nặng kép.Thai nhi lớn dần chèn ép vùng chậu, kết hợp rặn đẻ khiến 50% sản phụ đối mặt với trĩ sau sinh.
  • Stress: Căng thẳng kéo dài gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy, cả hai đều "tiếp tay" cho trĩ phát triển.
  • Nhịn đi vệ sinh: Chúng có thể coi như "quả bom" nổ chậm. Trì hoãn khiến phân tích tụ, khô cứng, tạo áp lực lớn lên hậu môn.
benh tri anh 1

Tùy vị trí, bệnh chia thành hai loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Ảnh: BVCC.

Làm thế nào để nhận biết sớm bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường diễn biến âm thầm, nhưng cơ thể bạn luôn có cách "ên tiếng". Theo bác sĩ Như Hòa, có 4 dấu hiệu "báo động đỏ" mà chúng ta không thể bỏ qua. Dưới đây là những triệu chứng cần cảnh giác:

  • Chảy máu: Máu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh, nhỏ giọt vào bồn cầu hoặc lẫn trong phân. Đây là dấu hiệu sớm nhất của trĩ nội.
  • Ngứa rát: Dịch nhầy từ búi trĩ kích ứng da hậu môn, gây cảm giác nóng rát, đặc biệt khi ngồi lâu.
  • Sưng đau: Xuất hiện cục u mềm ở rìa hậu môn (trĩ ngoại) hoặc cảm giác vướng víu khi đi vệ sinh (trĩ nội sa).
  • Đau đớn: Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội khi trĩ bị tắc mạch (hình thành cục máu đông).

"Chảy máu hậu môn cũng có thể là dấu hiệu của polyp, viêm ruột hoặc ung thư đại trực tràng. Người dân không nên chủ quan mà hãy thăm khám ngay nếu triệu chứng kéo dài trên 3 ngày", ThS.BS. Phạm Như Hòa nhấn mạnh.

Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Sau 2 năm bị mèo cắn, người phụ nữ mất mạng

Người phụ nữ đột ngột có biểu hiện buồn nôn, đau vùng thượng vị. Ba ngày sau, bà bắt đầu sốt cao, mệt mỏi, sợ nước rồi qua đời.

Thái độ của những người bỏ tiền triệu ăn lòng xe điếu

Từng tò mò đến mức suýt bay ra Hà Nội để thưởng thức lòng xe điếu, MC Anh Thơ cho biết không muốn thưởng thức món ăn này lần 2.

Lòng xe điếu là món gì?

Lòng xe điếu hay còn gọi là phèo hai da trở thành hiện tượng ẩm thực tại Việt Nam, tuy nhiên, nhiều nghi vấn cho rằng đây là sản phẩm của hóa chất hoặc nhập lậu từ Trung Quốc.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm