Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh phim trong 'Emily in Paris' làm khán giả Hàn Quốc nổi giận

Nhiều khán giả Hàn Quốc cho rằng cách miêu tả sản phẩm làm đẹp trong một tập phim "Emily in Paris" chế giễu xu hướng làm đẹp, rộng hơn là văn hóa, của người dân nước này.

Sản phẩm làm đẹp được mô tả mang lại "làn da thủy tinh" theo phong cách Hàn Quốc trong phim.

Cảnh phim gây tranh cãi xuất hiện trong tập 5, phần 4 của loạt phim Emily in Paris, ra mắt hôm 15/8.

Trong tập này, nhân vật chính Emily (do Lily Collins thủ vai) được giao nhiệm vụ quảng bá cho thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc có tên là Kadiance.

Hình ảnh về sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc nhanh chóng đi chệch hướng khiến nhiều khán giả xứ kim chi cảm thấy phản cảm, theo Korea Bizewire.

Cụ thể, sau khi thấy người bạn thoa thử sản phẩm, Emily tỏ ra ngạc nhiên vì da mặt cô bạn quá bóng và hỏi: "Có cần phải bóng đến thế không?". Mindy Chen (Ashley Park thủ vai) - cô bạn người Mỹ gốc Hoa của Emily - giải thích rằng đây là xu hướng làm đẹp ở Hàn Quốc có tên gọi "làn da thủy tinh" và tất cả influencer trong lĩnh vực làm đẹp ở Hàn Quốc đều có làn da này.

Sản phẩm này nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khách hàng khiến Emily và đồng nghiệp vui mừng.

Tuy nhiên sau đó, đồng nghiệp của Emily phát hiện chủ thương hiệu này từng tham gia một chương trình gọi vốn giống như Shark Tank ở Mỹ. Khi đó, sản phẩm được giới thiệu như một chất bôi trơn trong quan hệ tình dục.

phim emily in paris anh 1

Emily và đồng nghiệp phát hiện sản phẩm tương tự được chủ thương hiệu giới thiệu với công dụng khác ở Mỹ là chất bôi trơn.

Hình ảnh này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội trên các nền tảng mạng xã hội ở Hàn Quốc. Nhiều dân mạng bày tỏ sự tức giận và khó chịu với các bình luận như: "Họ đề cập rõ ràng đến K-beauty và xu hướng làm đẹp của Hàn Quốc. Đây không phải là chế giễu Hàn Quốc sao?", hay "Tôi cảm thấy không thoải mái khi xem đoạn này", "Thật tức giận khi thấy 'làn sóng Hàn Quốc' được đưa vào theo cách này".

Tuy nhiên, một số khán giả có quan điểm thoải mái hơn, cho rằng việc được đưa vào phim chứng tỏ độ phổ biến toàn cầu của K-beauty. Ngoài ra, chi tiết này cũng xuất hiện trong phim một cách hơi lố nên không cần quá nghiêm trọng.

Emily in Paris là loạt phim kể về một phụ nữ trẻ người Mỹ (Emily Cooper) chuyển đến Paris (Pháp) để làm việc cho một công ty tiếp thị đồ xa xỉ. Công việc của cô là cung cấp, tư vấn góc nhìn của người Mỹ cho thị trường Pháp.

Các phần phim thu hút được lượng người theo dõi đáng kể nhờ miêu tả phong cách sống và thời trang của người Paris cùng nét quyến rũ táo bạo của các nhân vật. Trước đây, bộ phim cũng từng vướng chỉ trích khi miêu tả khuôn mẫu về văn hóa Pháp và một số quốc gia khác.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Nơi phụ nữ vội đi đông lạnh trứng hơn vội kết hôn

Chưa muốn kết hôn sớm, nhiều phụ nữ Hàn Quốc tranh thủ đông lạnh trứng để chủ động trong việc có con sau này.

Mai An

Ảnh: Netflix

Bạn có thể quan tâm