Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh sát Hong Kong chặn 11.800 vụ lừa đảo nhờ một trang web

Trang web chống lừa đảo ra mắt cuối tháng 9 đã giúp người dân Hong Kong tránh thất thoát số tiền lên tới 51 triệu USD.

Cảnh sát Hong Kong ra mắt website Scameter cuối tháng 9. Ảnh: Scameter.

Cảnh sát Hong Kong ra mắt trang web phòng chống lừa đảo “Scameter” vào cuối tháng 9. Đến nay, trang web này đã giúp người dân Hong Kong tránh thất thoát ít nhất 400 triệu HKD (khoảng 51 triệu USD), theo SCMP.

Chỉ trong tháng 10, trang web “Scameter” nhận được 74.300 câu hỏi về các cuộc gọi, email và đường link khả nghi từ công chúng, trong đó 4.350 vụ cảnh báo “đỏ” - mức độ rủi ro cao nhất, 6.920 vụ “cam” và 530 vụ “vàng”. Tổng cộng, 11.800 vụ, chiếm 16% tổng số vụ được báo cáo, liên quan đến lừa đảo.

Người đứng đầu Cơ quan Tội phạm An ninh mạng và Công nghệ Wilson Fan Chun-yip hôm 9/11 cho biết nếu 3.000/4.350 người cảnh báo đỏ không xác minh thông tin qua “Scameter”, số tiền họ mất sẽ lên tới 400 triệu HKD.

“Tôi nghĩ rằng điều này cho thấy Scameter phát huy tác dụng rất lớn”, ông Chun-yip nói.

Scameter anh 1

Các cảnh sát Hong Kong trong buổi ra mắt website Scameter. Ảnh: SCMP.

“Scameter” đã kiểm tra các trang web, email, số điện thoại hoặc số tài khoản đáng ngờ thông qua cơ sở dữ liệu của cảnh sát.

Ông Chun-yip cho biết cơ quan này cũng phối hợp với các cơ quan chức năng và tổ chức phi chính phủ khác để ngăn chặn các tin nhắn lừa đảo, cũng như xóa các website lừa đảo.

Cảnh sát Hong Kong phát hiện nhiều kẻ lừa đảo sử dụng số điện thoại Hong Kong để gọi từ nước ngoài. Ông Chun-yip cho biết hệ thống đăng ký tên thật cho thẻ SIM điện thoại sẽ ra mắt vào tháng 2/2023, có thể làm giảm các vụ lừa đảo qua điện thoại. Đồng thời, cảnh sát Hong Kong tiếp tục nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn mới của những kẻ lừa đảo.

Từ tháng 1 đến tháng 9/2022, cảnh sát Hong Kong ghi nhận 19.444 vụ lừa đảo, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021. Số vụ lừa đảo chiếm tới 39% các vụ phạm tội ở Hong Kong.

Bậc thầy lừa đảo giả danh mật vụ MI5

Từ năm 1992 đến năm 2003, Robert Hendy-Freegard giả danh mật vụ MI5 để lừa đảo hàng loạt nạn nhân. Những người này bị thao túng tâm lý, răm rắp làm theo lời anh ta.

'Tiểu thư lừa đảo' Anna: 'Tôi xứng đáng có cơ hội để ở lại Mỹ'

Anna Sorokin cho biết đang nỗ lực đấu tranh với lệnh trục xuất khỏi Mỹ và xứng đáng có cơ hội thứ 2 ở lại đất nước này.

Hồng Hạnh

Theo SCMP

Bạn có thể quan tâm