Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cặp vợ chồng có con sau 12 năm hiếm muộn

Sau thời gian dài hiếm muộn do bị tắc ống dẫn tinh, anh Lê Trần Minh đã được tận hưởng niềm hạnh phúc làm bố.

Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, anh Lê Trần Minh, 37 tuổi, ở Điện Biên, được phẫu thuật nối ống dẫn tinh.

Trước đó, khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện tinh hoàn phải của bệnh nhân bị teo viêm, bên còn lại tắc ở đoạn nối ống dẫn tinh mào tinh, dẫn đến xuất tinh không có tinh trùng. Đây là biến chứng của bệnh quai bị anh Minh từng mắc.

Mang thai tu nhien sau khi noi ong dan tinh anh 1

Anh Lê Trần Minh và chị Lý Thị Hướng hạnh phúc khi lần đầu được làm bố, mẹ. Ảnh: BVCC.

"Trong ca mổ vi phẫu kéo dài 3 tiếng, bác sĩ đã bắt chéo ống dẫn tinh phải với mào tinh trái để nối lại ống dẫn tinh cho bệnh nhân. Đây là kỹ thuật khó được áp dụng cho những trường hợp đặc biệt, hiếm gặp trong nam khoa", thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Ngoại Tiết Niệu và Nam học, cho hay.

Sau phẫu thuật 3 tháng, chị Lý Thị Hướng, vợ anh Minh, mang thai. Tuy nhiên, không may, đến tuần thứ 9, chị bị lưu thai.

Đến tháng 5/2020, chị Hướng bị trễ kinh và tiếp tục mang thai lần 2. Ngày 27/2, khi thai được 39 tuần, chị Hướng chuyển dạ và sinh bé Lê Trường An với cân nặng 3,8 kg bằng phương pháp sinh mổ.

Trải qua 12 năm hiếm muộn, đến nay, vợ chồng anh Minh mới được cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn khi lần đầu được làm bố, mẹ.

Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Việt, người trực tiếp thăm khám và điều trị cho anh Lê Trần Minh, cho biết tắc ống dẫn tinh là hiện tượng ống dẫn tinh trùng của nam giới bị chặn ở một vị trí nào đó, dẫn đến khi xuất tinh, tinh trùng không thể ra ngoài bình thường. Đây là một trong những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới.

Nguy cơ vô sinh do mắc quai bị

Nam giới mắc viêm tinh hoàn do quai bị có thể gặp nhiều biến chứng như suy giảm chất lượng tinh trùng, nguy cơ vô sinh.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm