Gingerbread là món tráng miệng yêu thích tại các hội chợ thời trung cổ trên khắp nước Anh, Pháp, Hà Lan và Đức. Trong cuốn sách "Làm nhà bánh gừng", tác giả Rhonda Massingham Hart ghi nhận chiếc bánh gừng đầu tiên được làm theo ý muốn của Nữ hoàng Elizabeth, dành tặng cho những chính khách người nước ngoài của bà như một món quà đặc biệt. Ảnh: Kingarthurflour. |
Vào thế kỷ thứ 8, bánh gừng lần đầu xuất hiện với nguyên liệu chính là những mẩu bánh mì mềm đun sôi với mật ong và gừng. Ban đầu, bột thường ép vào khuôn gỗ, trang trí bằng đường hoặc lá vàng quý có thể ăn được. Những ngôi nhà bánh gừng trở nên phổ biến sau khi tác giả Brothers Grimm xuất bản cuốn sách mang tên "Hansel và Gretel" vào năm 1812. Ảnh: Ảnh: Pinterest. |
Trong thời trung cổ, món ăn trở nên phổ biến đến mức người dân thời đó đã tạo ra các hội chợ bánh gừng lớn. Mọi người coi đây như một cách để thể hiện tình cảm của mình với đối phương bằng việc trao đổi những chiếc bánh buộc cùng ruy băng. Ảnh: Country cupbroad cookie. |
Các nguyên liệu được sử dụng trong công thức như gừng, kẹo, mật ong... khiến bánh có thể lưu trữ thời gian dài, giữ nguyên vẹn độ ngon và giòn xốp mặc dù phải trưng bày nhiều giờ tại các lễ hội ngoài trời. Ảnh: Gingerbread houses. |
Tới thế kỷ 18, bánh gừng bắt đầu phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi. Mỗi quốc gia đều sở hữu các cách biến thể bánh khác nhau. Trong đó, Đức được biết đến là thủ đô bánh gừng lớn nhất trên thế giới. Người dân nước này coi việc tạo ra món tráng miệng này như một hình thức sáng tạo nghệ thuật. Ảnh: Foodnerwork. |
Ăn bánh gừng vào mùa đông là cách làm nóng cơ thể hiệu quả, đây trở thành một trong những lý do khiến món ăn không thể "vắng mặt" trong lễ Giáng sinh của các nước phương Tây. Ảnh: Tivoli. |
Kỷ lục ngôi nhà bánh gừng lớn nhất thế giới được dựng tại Câu lạc bộ Golf Traditions (Texas). Tác giả phải dùng rất nhiều nguyên liệu để tạo ra 4.000 viên gạch bằng bánh gừng sử dụng trong quá trình xây dựng. Ảnh: New atlas. |