Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cha mẹ thành công không cấm con dùng smartphone

Những cha mẹ thành công thường không dành nhiều thời gian để giám sát con sử dụng smartphone. Thay vào đó, họ dạy con những kỹ năng cần thiết, theo CNBC.

Cha mẹ nên dạy trẻ cách sử dụng smartphone lành mạnh và hiệu quả. Ảnh: Nspirement.

Thời gian tiếp xúc smartphone quá nhiều có thực sự là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả tiêu cực ở trẻ em?

Một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về chủ đề này chỉ ra trong hơn 350.000 thanh thiếu niên, việc sử dụng thiết bị công nghệ liên quan đến 0,4% sự khác biệt tổng thể về sức khỏe tinh thần.

Như vậy, dù có làm mọi cách, cha mẹ cũng không thể che chắn hay tách biệt con hoàn toàn với smartphone.

Trong khi nghiên cứu để viết sách về nuôi dạy con cái, bà Melinda Wenner Moyer - giảng viên tại Viện Báo chí Arthur L.Carter (Đại học New York) - nhận thấy những bậc cha mẹ thành công không dùng thời gian để lo lắng về việc con cái họ dành bao nhiêu thời gian cho smartphone.

Thay vào đó, họ dạy con 3 kỹ năng, giúp trẻ biết cách dùng thiết bị điện tử một cách thông minh.

Dạy con cách khai thác smartphone

Cha mẹ thành công thường cùng con nghiên cứu và khám phá các ứng dụng, trò chơi hay trang web. Họ cùng nhau đọc thỏa thuận người dùng và đánh giá, đồng thời chia sẻ mối quan tâm, yêu cầu về ứng dụng của cha mẹ với trẻ.

Nếu một ứng dụng hoặc trang web trông giống một trò lừa đảo hoặc dạy những điều xấu xí, cha mẹ nên thảo luận với trẻ lý do họ cảm thấy như vậy. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng của trẻ, đồng thời giáo dục trẻ trách nhiệm khi sử dụng smartphone.

nuoi day tre anh 1

Cha mẹ nên cùng con nghiên cứu và khám phá các ứng dụng, trò chơi hoặc trang web trên smartphone. Ảnh: Children's colorado.

Đặt ra giới hạn

Nếu phụ huynh cảm thấy có quá ít quyền kiểm soát trong việc con sử dụng smartphone và muốn thiết lập một số quy tắc hoặc kỳ vọng, hãy cân nhắc về một cuộc họp gia đình để đặt ra giới hạn cho việc sử dụng thiết bị di động.

Cha mẹ có thể đưa ra các nguyên tắc để tạo sự cân bằng, dạy con cách sử dụng smartphone một cách tích cực, hạn chế những tác động không lành mạnh có thể xảy ra.

Bà Melinda Wenner Moyer gợi ý một số vấn đề cần thiết lập như giờ giới nghiêm, địa điểm được sử dụng thiết bị, quyền truy cập trên thiết bị của phụ huynh, hay vấn đề cần xin phép trước khi sử dụng.

Tuy nhiên, hãy để trẻ đưa ra đề xuất của chúng và chia sẻ cách bạn thiết lập cũng sẽ phù hợp với yêu cầu của trẻ.

Tận dụng lợi ích của smartphone

Cha mẹ nên dạy con việc sử dụng thiết bị công nghệ không ảnh hưởng xấu hoàn toàn. Chúng có thể là công cụ kết nối, học hỏi và phát triển.

Ngay từ khi học mẫu giáo, con trai bà Melinda Wenner Moyer đã học nhờ smartphone. Trong thời gian đại dịch xảy ra, cậu bé dành phần lớn thời gian để chơi cờ vua trên điện thoại và viết mã code đơn giản, tiếp cận sớm với khoa học máy tính.

Vì vậy, bà Moyer khuyên cha mẹ hãy tận dụng smartphone để phát triển trẻ. Có thể tải các trò chơi và ứng dụng giáo dục để con sử dụng, đồng thời khuyến khích trẻ suy nghĩ xem liệu chúng có đang sử dụng smartphone cho mục đích tốt hay không. Sau khi trẻ dành thời gian trên điện thoại, hãy hỏi chúng đã học được gì, hoặc chúng đã trò chuyện với ai.

"Điện thoại là một công cụ và giống như bất kỳ công cụ nào, chúng có thể hữu ích hoặc có hại tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng. Với tư cách là cha mẹ, bạn hãy giúp trẻ học cách sử dụng chúng lành mạnh và mang tính xây dựng", bà Moyer nói.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Ở nhà trẻ nhiều giờ không khiến con xấu tính đi

Theo nghiên cứu mới đây, hành vi của trẻ nhỏ không tệ đi khi phải rời xa bố mẹ và dành nhiều thời gian trong ngày ở trung tâm chăm sóc.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm