Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

ChatGPT có thể chẩn bệnh thay bác sĩ trong tương lai?

ChatGPT được dự đoán sẽ thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như y tế, liệu công cụ này có tạo ra thay đổi?

ChatGPT có thể cung cấp nhiều thông tin liên quan các lĩnh vực đời sống, bao gồm lời khuyên y tế. Ảnh: LeBigData.

Được ra mắt vào cuối năm 2022, ChatGPT là trí tuệ nhân tạo có khả năng cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi dựa trên việc tập hợp những kiến thức có sẵn. Sự vượt trội của ChatGPT là đưa ra được câu trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, cũng như thực hiện các công việc phức tạp như lời khuyên y tế, phân tích thị trường, viết luận văn hay lập trình…

Trợ lý đắc lực mới trong lĩnh vực y tế

Với sự thông minh và linh hoạt của AI, ChatGPT hứa hẹn sẽ trở thành trợ lý đắc lực mới hỗ trợ các bác sĩ trong việc điều trị và phân tích bệnh nếu được phát triển một cách sâu rộng.

Trang KevinMD phân tích với khả năng tổng hợp dữ liệu, ChatGPT có thể được ứng dụng để tạo nên một trợ lý ảo giúp bác sĩ tóm tắt bệnh án. Từ đó, chúng có thể đưa ra các đề xuất và lời khuyên được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. Chẳng hạn, trợ lý ảo có thể đề xuất các loại thuốc không kê đơn cho bệnh nhân bị cảm lạnh, cúm hoặc cung cấp thông tin về kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.

Nếu được phát triển sâu rộng, chatbot này có thể tích hợp trong các ứng dụng di động hoặc trợ lý giọng nói như Google Assistant, Siri hay Alexa. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những bệnh nhân sống ở khu vực nông thôn hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, họ có thể nhận được các lời khuyên mà không cần phải trực tiếp đến gặp bác sĩ.

Bằng cách phân tích bệnh án, công cụ ChatGPT có thể tạo ra kế hoạch điều trị phù hợp dựa trên nhu cầu, thể trạng và sở thích của bệnh nhân, giúp cho những bệnh nhân mắc các chứng bệnh phức tạp hoặc hiếm gặp có lộ trình điều trị an toàn hơn.

ChatGPT thay bac si anh 1

ChatGPT có thể đưa ra nhiều thông tin, lời khuyên y tế. Ảnh: Phương Lâm.

Từ đó, công cụ này có thể đề xuất cách kết hợp thuốc một cách cụ thể hoặc liệu pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân dựa trên bệnh án. Phương pháp này sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ sốc thuốc, dị ứng hoặc tác dụng phụ khác từ thuốc cũng như đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Không chỉ vậy, ChatGPT nổi tiếng trong thời gian qua với các câu trả lời không chỉ hàm súc mà đôi khi cũng rất “bắt trend” và vui nhộn, đặc tính này của ChatGPT là tiềm năng trong tương lai hỗ trợ sức khỏe tâm thần, tư vấn tâm lý hoặc điều trị trầm cảm, biến một công cụ AI thành một người bạn ảo mang lại cảm xúc tích cực cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, các nhà phát triển có thể tích hợp ChatGPT trong các ứng dụng chăm sóc sức khỏe, giúp người dùng lập kế hoạch rèn luyện và tập thể dục điều độ cũng như cung cấp chế độ dinh dưỡng dựa trên nhu cầu và mục tiêu của từng người dùng.

Ngoài ra, ChatGPT cũng có thể được đào tạo để hỗ trợ các bác sĩ thực hiện các công việc hàng ngày như nhập dữ liệu, sao chép bệnh án hoặc tạo báo cáo một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

Một khi tự động hóa các nhiệm vụ này, các bác sĩ có thể tiết kiệm thời gian và tập trung vào hoạt động chăm sóc bệnh nhân, giảm nguy cơ sai sót trong bệnh án, vốn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Các bệnh viện hay cơ sở y tế cũng có thể sử dụng chatbot trong việc đặt lịch hẹn hoặc quản lý hồ sơ bệnh nhân, cải thiện hiệu suất bệnh viện, mang lại kết quả thăm khám hiệu quả hơn.

Chưa thể thay thế bác sĩ

Dù tiềm năng, AI trên ChatGPT được “dạy” bởi người dùng và những dữ liệu đều do nhà phát triển cũng như người dùng nhập vào. Do đó, những thông tin mà công cụ này phản hồi không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn.

Hạn chế lớn nhất của ChatGPT chính là cơ sở dữ liệu chỉ được cập nhật đến năm 2021, cũng như công cụ này không tìm kiếm thông tin online, cho nên những sự kiện và thông tin mới nhất không được ChatGPT phản hồi chính xác.

Theo CNN, tiến sĩ Victor Tseng, Ansible Health, đã thành lập một đội đặc nhiệm tập trung nghiên cứu về khả năng của ChatGPT đối với y khoa. Ông và nhóm nghiên cứu cho biết rất thích thú khi nó chẩn đoán bệnh chính xác trong các tình huống giả định. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định ChatGPT không thể thay thế được bác sĩ.

ChatGPT thay bac si anh 2

Một bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân Covid-19 nặng hồi tháng 8/2021 tại TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Nếu dữ liệu nhập vào bị sai lệch, dữ liệu do ChatGPT thể hiện cũng sẽ bị sai lệch. Theo KenvinMD, dữ liệu thuốc trên ChatGPT chưa được kiểm chứng đúng hoàn toàn, cho nên công cụ này không đảm bảo an toàn trong việc kê đơn thuốc cho bất kỳ tình trạng bệnh nào.

Đặc biệt, đối với những bệnh có phác đồ điều trị riêng, ChatGPT cũng không thể kê đơn thuốc hay viết nên lộ trình điều trị với cơ sở dữ liệu chưa hoàn chỉnh ở hiện tại nếu không được các bác sĩ “dạy”.

Chưa kể đến, ChatGPT cũng chỉ là một phần mềm nên cũng không thể thay thế bác sĩ trong việc chẩn đoán hay thăm khám bệnh nhân. Thông thường, khi phát hiện một triệu chứng bệnh, bệnh nhân thường có tâm lý tra cứu thông tin. Tuy nhiên, theo trang Axios, thông tin y khoa mà ChatGPT tự tin đưa ra đều rất chung chung.

Chia sẻ với CNN, tiến sĩ Linda Moy, giáo sư X-quang tại trường Y khoa NYU Grossman (Mỹ), cho biết thông tin y khoa mà ChatGPT đưa ra cũng có phần chính xác nhưng chỉ mang tính tham khảo chứ không thể tin tưởng hoàn toàn.

Điều này cho thấy bác sĩ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh và đưa ra phương án điều trị đúng thông qua các dấu hiệu, bệnh nền và các phương pháp khám bệnh và xét nghiệm, đây là điều mà ChatGPT không thể thực hiện được.

Mỗi năm, trên thế giới luôn xuất hiện các trường hợp bệnh lạ đòi hỏi bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị. Với trí thông minh được đào tạo bởi người dùng, có thể ChatGPT sẽ “bối rối” nếu gặp phải những trường hợp này.

Các y bác sĩ có thể sử dụng ChatGPT để tra cứu thông tin y văn. Tuy nhiên, bác sĩ là những người đã học qua những kiến thức đó nên có thể xác nhận được thông tin đó là chính xác hay không.

Trong thời gian qua, ChatGPT cũng gây nên tai tiếng khi cung cấp thông tin không chính xác, đối với những lĩnh vực khác có thể sữa chữa lỗi lầm, tuy nhiên trong lĩnh vực y tế, dù một sai lầm nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Vì vậy, ChatGPT phải cần một nguồn dữ liệu chính xác và được cập nhật thường xuyên mới có thể đưa ra những phân tích bệnh chính xác theo thời gian thực.

Để được như vậy, ChatGPT phải có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu của các bệnh viện, trung tâm y tế, công ty dược phẩm... điều này dấy lên lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật khi liên quan đến những thông tin nhạy cảm của bệnh nhân.

Suy cho cùng, việc phát triển và áp dụng ChatGPT để giúp máy móc và công nghệ y khoa trở nên tiên tiến hơn là có khả năng trong tương lai. Tuy nhiên, để phần mềm thay thế bác sĩ là điều không thể, bởi tay nghề và phán đoán của bác sĩ là điều không có công nghệ nào thay thế được.

Bạn có thường xuyên quên để điện thoại ở đâu? Không nhớ ra mình đã khóa cửa nhà chưa? hay quên cuộc hẹn quan trọng với đối tác? Bạn băn khoăn và lo lắng liệu có phải mình bị suy giảm trí nhớ hay không?

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả bác sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ các giải pháp giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, cuốn sách cũng tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.

BV ung bướu lớn nhất phía nam gồng gánh hàng tỷ đồng phí vận hành

Mặc dù hoạt động hết công suất để phục vụ người bệnh, chi phí vận hành tòa nhà rộng lớn với trang thiết bị hiện đại là nỗi trăn trở của lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2.

Tuấn Trương

Bạn có thể quan tâm