Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiếc 'sít-đờ-ca' cổ nhất Việt Nam

Tại Việt Nam hiện có khoảng 10 chiếc IZS 250 sản xuất năm 1949, nhưng hầu hết đều chỉ để trưng bày, duy có chiếc của anh Thắng là vẫn còn chạy tốt.

Chiếc ''sít-đờ-ca'' cổ nhất Việt Nam

Tại Việt Nam hiện có khoảng 10 chiếc IZS 250 sản xuất năm 1949, nhưng hầu hết đều chỉ để trưng bày, duy có chiếc của anh Thắng là vẫn còn chạy tốt.

Có mặt tại Việt Nam từ những năm 1950 thế kỷ trước, nhưng có thời gian tưởng như sidecar (dân Việt thường gọi là "sít-đờ-ca") đã bị khai tử. Gần đây bỗng xuất hiện trở lại ngày một nhiều dòng xe xưa cũ này trên đường phố.

Món đồng nát giá trăm triệu

Năm 2008, một sự kiện gây được sự chú ý trong giới chơi xe là CLB Sidecar ra đời. Ngày đó, khi đoàn xe diễu hành trên phố, không ít người đã phải mắt tròn mắt dẹt, bởi từ lâu bóng dáng của dòng xe này đã biến mất.

Chiếc ''sít-đờ-ca'' cổ nhất Việt Nam
Trên thế giới, sidecar được ví như là một "tôn giáo".

Ngày trước Sidecar (dân Việt thường gọi là sít-đờ-ca) chỉ được dùng trong lực lượng vũ trang, khi đã hết "date" chúng được thanh lý. Nhiều xe trong số đó đã bị đưa vào lò luyện sắt, nhưng cũng có nhiều chiếc may mắn còn sót lại được những người mê đồ cổ mua về với giá... sắt vụn, sau đó phục hồi và lại lưu hành.

Những chiếc xe đầu tiên "sống lại" nhanh chóng biến thành phong trào và hiện số lượng Sidecar vẫn bon bon lăn bánh trên đường là rất nhiều.

Những người "chơi" dòng xe này cho biết, cách đây vài năm, giá của một chiếc Sidecar được bán theo dạng... đồng nát, chỉ khoảng 2 - 3 triệu đồng. Bây giờ, nếu muốn một chiếc xe đẹp, bạn đừng ngạc nhiên nếu ai đó bỏ ra gần 100 triệu đồng mới tậu được nó.

Để tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đã được giới thiệu về Thường Tín (Hà Nội) để gặp anh Nguyễn Chí Công, người được xem là "bác sĩ chuyên khoa" về dòng xe này. Hầu như chiếc Sidecar nào cũng phải qua tay anh Công, sau khi được "chữa trị" mới có thể sống lại.

Nhà anh Công dễ tìm, qua thị trấn Văn Điển mấy km, cạnh đường quốc lộ 1A cũ với nhiều chiếc Sidecar để chỏng chơ từ trong nhà ra ngoài ngõ. Hôm tôi đến, những chủ nhân của Sidecar vừa có chuyến diễu hành khu vực đồng bằng sông Hồng.

Và, điều dĩ nhiên, phải đến 30 - 40 chiếc đang xếp hàng chờ đến lượt "bác sĩ Công" ra tay cứu chữa sau cuộc diễu hành mệt mỏi đó. Anh Công nói đùa rằng, loại xe này chẳng bao giờ sợ mất cắp. Có lấy cũng chẳng đi được, nếu đi được cũng chẳng biết để đâu vì nó kềnh càng.

Kỳ công tìm thuyền cho xe

Nói không sợ mất cắp nhưng có một chiếc mà anh Công cất giữ cẩn thận, dù từ lâu nó đã nằm liệt không thể đi lại. Anh Công bảo đó là chiếc IZS 250, sản xuất năm 1949, đây là chiếc Sidecar cổ xưa nhất và có mặt đầu tiên ở Việt Nam.

Chiếc này do một người tên Thắng sở hữu. Công quả quyết rằng ở Việt Nam giờ chỉ có khoảng 10 chiếc, tuy nhiên hầu hết là để... trưng bày. Chiếc của Thắng có ưu điểm là vẫn... chạy tốt. Và đặc biệt nó vẫn còn giấy đăng ký, điều hiếm thấy ở dòng xe này.

Chiếc ''sít-đờ-ca'' cổ nhất Việt Nam
Chiếc Sidecar IZS 250 được anh Công cất giữ cẩn thận.

Nó chỉ mới "lâm bệnh" khoảng một tháng nay. Để giữ nguyên bản nên anh Công không dám thay thế phụ tùng. Anh vẫn đang cố gắng phục hồi lại những gì có thể, như vậy một chiếc xe cổ mới có giá trị. Đặc điểm của dòng IZS là chỉ 250cc, còn dòng sau này phải đến 650cc...

Chúng tôi đã được anh Công giới thiệu đi gặp chủ nhân của chiếc xe hàng hiếm này. Tuy nhiên, khác với anh Công, anh Thắng không dám khẳng định đây là chiếc xe cổ nhất trong dòng sidecar mà chỉ nói rằng nó khá hiếm, và nghe đâu một tay họa sĩ nào đó ở Hà Nội sở hữu tới bốn chiếc. Thế nhưng, anh cũng chỉ nghe nói chứ chưa một lần được nhìn thấy chiếc thứ hai tương tự.

Anh Thắng cho biết việc mua được chiếc xe này khá tình cờ. Một lần vào Sài Gòn công tác, anh được người bạn mách rằng có một chiếc sidecar cổ lắm đang cần bán. Vốn là người đam mê xe, đặc biệt dòng sidecar nên chiếc IZS đã nhanh chóng thuộc về anh Thắng.

Cũng như nhiều chiếc cùng đời này, nó không có thuyền và Thắng cũng chẳng hy vọng tìm được chiếc thuyền của loại này. Tuy nhiên, như có duyên tiền định, khi thấy anh Thắng đi chiếc xe không thuyền, một người ở Bình Dương đã nói có chiếc thuyền của loại xe này đang để... đựng nước.

Chiếc thuyền cũng nhanh chóng được anh Thắng mua về. Chiếc xe "tàn phế" với hai bộ phận tách rời cuối cùng đã được anh Thắng "chữa trị" cho lành lặn.

Anh Công cho biết, chiếc IZS vốn đã hiếm và để lành lặn vẫn chạy được như xe của Thắng thì chỉ thấy mỗi chiếc này. Anh Công cũng khẳng định chiếc IZS của anh Thắng chính là chiếc cổ xưa nhất của dòng xe ba bánh có mặt ở Việt Nam.

Theo Bee

Theo Bee

Bạn có thể quan tâm