Câu 1. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu khi quân ta tấn công cứ điểm quân sự nào của thực dân Pháp?
Đúng 17h, ngày 13/3/1954, quân ta bắt đầu nổ pháo tấn công căn cứ điểm Him Lam ở Tuần Giáo, Điện Biên, chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu. |
Câu 3. Anh hùng nào lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
Anh hùng Tô Vĩnh Diện quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Trong chiến dịch kéo pháo vào trận địa, để cứu khẩu pháo không lăn xuống vực, anh đã lấy thân mình chèn pháo. Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, anh vẫn còn hỏi "Pháo có việc gì không" trước khi qua đời. |
Câu 4. Ai là tác giả của bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ?
Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” ca ngợi quân ta với những câu như: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên / Chiến sĩ anh hùng / Đầu nung lửa sắt… |
Câu 5. Chiến dịch Điện Phủ thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử lớn nào sau đây?
Điện Biên Phủ là chiến thắng chấn động địa cầu của quân và dân ta. Chiến dịch thắng lợi đã buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Geneve, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. |
Câu 6. Tổng số quân Pháp bị diệt, bắt sống tại Điện Biên Phủ là?
Sau 55 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu và bắt sống 16.200 tên địch, trong đó có tướng De Castries, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh ở Điện Biên Phủ. |
Câu 7. Ngoài đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng nào sau đây từng tham gia chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ?
Điện Biên Phủ là chiến dịch quân sự lớn nhất của ta trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngoài đại tướng Võ Nguyên Giáp, cả 3 vị tướng trên cùng tham gia chiến dịch. |
Câu 8. Ai nói câu “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không có con đường nào khác”?
“Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không có con đường nào khác” là câu nói nổi tiếng của anh hùng Lý Tự Trọng. Anh tên thật Lê Hữu Trọng (1914-1931), quê gốc xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon, Thái Lan, trong một gia đình Việt Kiều yêu nước . |