Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chịu đau suốt 6 năm vì khối u hiếm gặp dưới móng tay

Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết cơ sở y tế này vừa phẫu thuật thành công lấy khối u cuộn mạch dưới móng tay hiếm gặp cho bệnh nhân nam 32 tuổi.

BS Phạm Trung Bắc, khoa Ngoại - Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC.

Các bác sĩ khoa Ngoại - Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai, cho biết đây là trường hợp hiếm gặp vì các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường khác.

Khoảng 6 năm trước, anh L.H.H.Q. (32 tuổi, trú tại Biên Hòa, Đồng Nai) bị đau và nhức đầu ngón tay giữa bên trái. Anh đã khám nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân, các bác sĩ kê thuốc điều trị theo triệu chứng và bệnh không khỏi.

Gần đây, anh thấy đau buốt đầu ngón tay nhiều nên đi khám tại cơ sở y tế trên. Kết quả, anh bị u cuộn mạch dưới móng tay. Sau khi được lấy bỏ khối u có kích thước bằng hạt quả nho, người đàn ông này đã giảm cơn đau.

Theo BS Phạm Trung Bắc, khoa Ngoại - Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, để lấy được khối u, vùng móng của bệnh nhân được lật lên, bộc lộ giường móng ở dưới sau đó lấy khối u. Khi phẫu thuật lấy khối u, các bác sĩ phải có bộ dụng cụ nhỏ, chuyên dụng. Đồng thời, các phẫu thuật viên phải cẩn thận, tỉ mỉ.

Hiện bệnh nhân ổn định, được uống thuốc giảm đau và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

Chữa lành bằng sách

Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:

Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.

Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Khi nào bạn không nên tiêm vaccine sởi?

Tôi được biết tiêm vaccine MMR có thể phòng bệnh sởi. Vậy tôi cần tiêm mấy liều? Trường hợp nào không được tiêm loại vaccine này?

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm