Theo phương án được thông qua trong cuộc họp chiều 27/5, tổng diện tích cải tạo khu vực chợ Bến Thành khoảng 45.000 m2, chia thành 4 vùng bao gồm quảng trường và các đường giao thông, vỉa hè, công trình gắn với quảng trường. Khu vực trước chợ sẽ có thêm cây xanh, thảm cỏ cùng các trang thiết bị tiện ích công cộng. Nhiều công trình kiến trúc và tượng đài trong ký ức người dân Thành phố cũng sẽ được gìn giữ, bố trí hợp lý. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Vùng 1 là quảng trường trước chợ Bến Thành có vị trí trung tâm. Diện tích nơi đây khoảng 23.320 m2, giới hạn bởi 4 tuyến đường là Phan Bội Châu (cửa Đông), Phan Chu Trinh (cửa Tây), Lê Thánh Tôn (cửa Bắc), quảng trường trước chợ (cửa Nam). Bốn tuyến đường này sẽ được lát đá toàn bộ. Vùng 2 là tiểu đảo trước tòa nhà Công ty CP Đường sắt Sài Gòn, diện tích hơn 2.470 m2. Vùng 3 là tiểu đảo phía trước dự án tứ giác Bến Thành với diện tích hơn 8.200 m2. Vùng 4 là mũi tàu công viên 23 tháng 9 có diện tích 11.800 m2. Các vùng 2, 3, 4 đều được bố trí các mảng xanh tạo cảnh quan, bóng mát. Ảnh: Quỳnh Danh, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM. |
Bà Trương Quang Thục Trinh, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch khu vực 1 - Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, cho biết vùng 1 sẽ phục dựng tượng đài Trần Nguyên Hãn tại vị trí cũ bằng chất liệu đồng bền vững hơn. Trong khi đó, tượng Quách Thị Trang (góc phải phối cảnh) được di dời từ công viên Bách Tùng Diệp (quận 1) về đặt ở vùng 3 (trước cao ốc The One); bên dưới tượng có thảm cỏ cùng nhiều mảng xanh xen kẽ. "Thành phố cũng có chủ trương đặt thêm tượng Nam Bộ kháng chiến ở công viên 23 tháng 9 và tượng hữu nghị ở phía trước công ty đường sắt. Như vậy, mỗi vùng trong khu vực chợ Bến Thành sẽ có không gian riêng", bà Trinh nói. Ảnh: Duy Hiệu, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM. |
Các lối đi quanh quảng trường trước chợ Bến Thành được đề xuất lát nền bằng đá granite tự nhiên, đồng thời bố trí thêm cây xanh, thảm cỏ. Ảnh: Quỳnh Danh, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM. |
Tương tự, khu vực quảng trường từ hướng đường Trần Hưng Đạo trong tương lai được lát đá, có dải phân cách bằng bê tông và ở giữa trồng cỏ. Trước đó vào tháng 1/2023, đoạn đường Trần Hưng Đạo từ đường Yersin đến Phó Đức Chính chuyển thành đường hai chiều, cho phép phương tiện di chuyển dễ dàng từ hướng đường Lê Lợi hay Hàm Nghi vào đường Trần Hưng Đạo. Ảnh: Vĩnh Phúc, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM. |
Trục đường Lê Lợi hướng ra chợ Bến Thành sẽ được trồng nhiều cây xanh lớn hai bên với cảnh quan thông thoáng, sạch đẹp hơn. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan đang lên kế hoạch sơn, quét lại khu vực mặt tiền của dãy nhà trên đường Lê Lợi để bảo tồn cũng như tạo điểm nhấn thiết kế đô thị, theo Trưởng phòng Quản lý quy hoạch khu vực 1. Ảnh: Chí Hùng, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM. |
Hiện trạng trong ảnh là giếng trời hình hoa sen thuộc nhà ga Bến Thành - một trong những điểm nhấn của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Phối cảnh cho thấy xung quanh giếng trời có nhiều loại cây, tiểu cảnh, lối đi bộ, bồn hoa tạo thành chỗ ngồi. Hiện nơi này mới được lát đá, trồng cây làm khu đi bộ cho người dân, du khách. Ảnh: An Huy, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM. |
Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư kêu gọi đầu tư công viên 23 tháng 9 (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1). Nhà đầu tư sẽ lập quy hoạch chi tiết, trong đó phía dưới công viên có công trình ngầm (4 tầng hầm) làm bãi đậu xe cho khu vực trung tâm và khu thương mại. Nằm giới hạn giữa các tuyến đường Lê Lai, Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão và vòng xoay Quách Thị Trang, công viên 23 tháng 9 có diện tích hơn 9 ha, được ví như "lá phổi xanh" của TP.HCM. Ảnh: Lê Quân, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM. |
Ở mũi tàu công viên 23 tháng 9 dự kiến trồng nhiều loại hoa, còn hai bên là cây lớn. Phương án thiết kế này được hoàn thiện theo định hướng quy hoạch, kết nối đồng bộ quảng trường trước chợ Bến Thành và các dự án khác trong khu vực (công viên 23 tháng 9, đường Lê Lợi…). Ảnh: Quỳnh Danh, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM. |
Tổng mức đầu tư của dự án cải tạo cảnh quan khu vực trước chợ Bến Thành sẽ khoảng 157 tỷ đồng từ vốn ngân sách thành phố. Các đơn vị liên quan đang khẩn trương thực hiện công việc cho kịp tiến độ thi công, nghiệm thu hoàn thành công trình và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 30/4/2025. Dự án được kỳ vọng đổi mới diện mạo đô thị, phù hợp xu thế song vẫn giữ nét văn hóa - lịch sử trong khu vực. Ảnh: Linh Huỳnh. |
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.