Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chồng hồ sơ bệnh án dày như cuốn sách của em bé sinh non

Sau 67 ngày đêm nỗ lực, các bác sĩ đã giành lại được bệnh nhi sơ sinh từ tay của tử thần.

Cuốn hồ sơ bệnh án dày của bệnh nhi sơ sinh. Ảnh: BVCC.

Từ khi trẻ nhập viện đến lúc em được về nhà, câu chuyện về hành trình hồi phục của trẻ sơ sinh Đ.A.T. (ngụ TP Cần Thơ) vẫn khiến y bác sĩ Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ xúc động mỗi khi nhắc đến.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, cho biết em T. sinh non khi mới 29 tuần 3 ngày và nặng 1,3 kg tại TP.HCM.

Sau một tháng điều trị tại bệnh viện ở TP.HCM, trẻ sơ sinh được xuất viện về gia đình ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau, gia đình đã đưa bé nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ trong tình trạng nguy kịch, trẻ đừ, môi nhợt nhạt, da khô nhăn, mắt trũng sâu, thở co kéo, bú yếu và nôn nhiều sau khi bú.

Các bác sĩ nhanh chóng thăm khám và thực hiện hàng loạt xét nghiệm. Kết quả cho thấy bé mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng, như nhiễm trùng đường ruột do virus, viêm phổi, thiếu máu, nhiễm trùng huyết và mất nước nghiêm trọng.

“Tình trạng của bé nguy kịch, tiên lượng dè dặt. Việc điều trị đòi hỏi sự theo dõi sát sao và các biện pháp xử trí tích cực, phối hợp liên khoa, liên viện", bác sĩ Hà nói.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhi được chuyển vào khu vực Chăm sóc đặc biệt (NICU) để điều trị tích cực.

Hàng loạt kỹ thuật chuyên môn, cận lâm sàng chuyên sâu được thực hiện, bao gồm đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, chọc dò tủy sống và các biện pháp chuyên sâu nhằm kiểm soát tình trạng viêm màng não do vi khuẩn, rối loạn điện giải, bệnh lý võng mạc và nhiễm trùng huyết nặng.

Mỗi 15 ngày, đội ngũ y tế lại đánh giá sự tiến triển của bé. Những chuyển biến tích cực, dù nhỏ bé, đã trở thành nguồn động viên lớn lao cho cả gia đình và đội ngũ y bác sĩ.

Từ tình trạng thở co kéo, bú yếu, bé dần thở đều, môi hồng, phản xạ tốt và tiêu hóa ổn định. Cân nặng của trẻ tăng đều đặn, từ 1,3 kg lúc nhập viện lên 1,8 kg, rồi lên 2,1 kg và cuối cùng đạt 2,8 kg.

Sau 67 ngày chiến đấu kiên cường, bé T. được xuất viện với cân nặng gần 3 kg, cơ thể khỏe mạnh và cứng cáp. Ngày trẻ xuất viện, hồ sơ bệnh án đã dày như một cuốn sách.

Theo bác sĩ Hà, từ năm 2019 đến nay, bệnh viện đã điều trị thành công cho gần 4.000 trẻ sinh non dưới 38 tuần thai và 117 trẻ sinh cực non dưới 28 tuần. Trong số đó, có những trường hợp sinh non chỉ 24 tuần thai, cân nặng 620 gram.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì nhiễm khuẩn 'ăn thịt người'

Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

Các bác sĩ đã dùng ruột non để tái tạo hầu - thực quản cho bệnh nhân bị ung thư hạ hầu giai đoạn IVB. Đây là một kỹ thuật khó.

Làm thế nào để không tái nám?

Tái nám là hiện tượng da xuất hiện nhiều lần những đốm sẫm màu, da kém sắc, xanh xao, thiếu sức sống... Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp và sự tự tin của người mắc.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm