Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Chuyện chưa kể về những người thầy vượt khó gieo chữ cho đời

Khắp mọi miền Tổ quốc, những người thầy đặc biệt đang hàng ngày vượt qua khó khăn để đem ánh sáng tri thức tới cho trẻ thơ.

Tap doan Thien Long anh 1Tap doan Thien Long anh 2

Khắp mọi miền Tổ quốc, những người thầy đặc biệt đang hàng ngày vượt qua khó khăn để đem ánh sáng tri thức tới cho trẻ thơ.

Ở nơi biên giới xa xôi hay hải đảo khắc nghiệt, mang trên mình quân hàm xanh hay cần mẫn nắn từng nét chữ cho trẻ tật nguyền, những người thầy đặc biệt đã vượt qua muôn trùng khó khăn để đem ánh sáng tri thức tới khắp dải đất hình chữ S.

Tap doan Thien Long anh 3

Là người con của núi rừng, cô giáo Vàng Thị Ghếnh đã có 10 năm gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trường Mầm non phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, Lào Cai. Hàng ngày, cô thức giấc khi còn sớm tinh mơ, tới từng nhà để đón các em bé tới lớp. Trong ngôi trường đơn sơ, cô cùng đồng nghiệp mày mò sáng tạo ra những món đồ chơi, dụng cụ học tập để tiết học của các bé sinh động hơn.

Cuối ngày, nữ giáo viên ấy trở về căn nhà nhỏ đơn sơ - nơi có chồng và hai đứa con kém phần may mắn của mình. Con gái đầu 10 tuổi của cô bị hở hàm ếch, còn con trai 8 tuổi bị bại não, ngây ngô chưa từng một lần cất tiếng gọi mẹ. Chồng cô chất phác, mở quầy tạp hóa nhỏ ở nhà để tiện chăm con. Buổi tối, cô tranh thủ may đồ để kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng, tình yêu dành cho những đứa trẻ, khát khao truyền tri thức cho các em có cơ hội bay xa và tâm huyết với nghề giáo chưa bao giờ ngừng cháy trong người phụ nữ ấy.

Tap doan Thien Long anh 4Tap doan Thien Long anh 5

Xã đảo Ngọc Vừng (Quảng Ninh) cũng có một giáo viên đặc biệt như thế. Đó là thầy Lưu Thế Sơn - người đã gắn bó với môn Văn và Địa tại trường PTCS của xã suốt 14 năm qua. Từ lúc mới đưa vợ con tới đây sinh sống, công tác, thầy cùng các giáo viên đã dồn hết tâm huyết để thuyết phục học sinh, thậm chí cả phụ huynh đến lớp để có thể đọc thông viết thạo, tốt nghiệp và học lên bậc cao hơn.

Hết giờ dạy, người đàn ông có gương mặt sạm đen màu nắng gió lại cặm cụi sửa xe, hay theo người dân trên đảo đi quăng lưới để cải thiện bữa cơm cho gia đình sắp đón thêm thành viên mới. Thầy chia sẻ: "Ban đầu, tôi không định ở lại lâu, chỉ vài năm rồi luân chuyển vào đất liền, dạy ở nơi tốt hơn, ai ngờ gắn bó lâu vậy. Giờ thì tôi quen và yêu cuộc sống thoải mái nơi đây rồi, như người trong bờ quen với đất liền mà không muốn ra đảo”.

Vẫn là những thầy cô miệt mài “cõng chữ”, nhưng ở vùng biên giới Lào Cai, người thầy ấy lại mang trên mình quân hàm xanh. Họ không chỉ bảo vệ Tổ quốc, mà còn nhận nuôi, dạy học cho trẻ em, dạy chữ cho người dân địa phương. Đều đặn 19h mỗi ngày, anh Phạm Công Khanh lại vượt qua quãng đèo 13 km từ đồn biên phòng Bát Xát (Lào Cai) lên thôn San Bang để dạy chữ cho người dân trong bản.

Với anh và đồng đội, việc dạy chữ cho người dân là để họ có thể hiểu được cách chăm sóc vật nuôi, dùng thuốc bảo vệ động vật, đọc thông báo hay tham gia các phong trào địa phương. Anh chia sẻ lúc đầu, vận động người dân đi học rất khó, vì tâm lý ngại ngùng, cộng với việc học buổi tối khiến nhiều người nhanh nản. Nhưng nhờ cố gắng thuyết phục, chia sẻ cùng bà con, lớp học đã có hàng chục người tham gia và "tốt nghiệp" biết đọc thông viết thạo hay tính toán đơn giản.

Tap doan Thien Long anh 8Tap doan Thien Long anh 9

Không phải trèo đèo lội suối như giáo viên cắm bản hay cắm đảo, nhưng những giáo viên dạy trẻ khuyết tật cũng có những khó khăn, nỗi niềm riêng mà ít ai hình dung được. Để đem tri thức cho những học sinh đặc biệt này, thầy cô cần rất nhiều kiên nhẫn, tâm huyết và tình yêu thương. Các bé cần có trình tự và phương pháp giáo dục đặc biệt. Lúc này, mỗi thầy cô thực sự là những người mẹ, chăm sóc cho các em chứ không chỉ dạy con chữ.

Cô Nguyễn Thị Hội (Tuyên Quang) chia sẻ: “Dạy các em khuyết tật khó khăn hơn nhiều, nhưng tôi cố gắng vì tâm huyết với những đứa trẻ. Nhiều khi bố mẹ không đưa các em đến trường được, tôi đến tận nhà cõng em đến trường".

Đặc biệt, những thầy cô dạy học sinh dân tộc cũng chính là con em của bản làng, nay trở về tiếp tục hành trình gieo chữ, gieo tri thức. Họ không chỉ truyền đạt kiến thức phổ thông mà còn mong muốn gìn giữ tiếng nói, văn hóa của dân tộc mình, để học sinh có tri thức thời đại nhưng vẫn không quên bản sắc.

Tap doan Thien Long anh 10

Thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của hàng trăm nghìn giáo viên tại các vùng đất, ngôi trường đặc biệt, chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" do Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức hàng năm từ 2015 đã giúp tiếp thêm lửa nhiệt huyết và lòng yêu nghề cho các thầy cô.

Trong vòng 5 năm, chương trình đã tuyên dương gần 300 trăm giáo viên có những thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, các giáo viên đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện công tác khắc nghiệt, môi trường làm việc thiếu thốn….

Mỗi năm, những nhóm giáo viên đặc hữu lại được vinh danh, từ những thầy cô trên miền sơn cước, ngoài hải đảo, tới những chiến sĩ mang quân hàm xanh, dạy trẻ khuyết tật hay học sinh dân tộc. Họ được về thủ đô thăm Lăng Bác, gặp gỡ và chia sẻ mong muốn, nguyện vọng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như nhận phần quà khích lệ từ Tập đoàn Thiên Long.

Tap doan Thien Long anh 11Tap doan Thien Long anh 12

Với các thầy cô giáo, những ngày vinh danh này không chỉ là một chuyến đi về thủ đô, được gặp gỡ, chia sẻ với đồng nghiệp, mà còn là nơi để họ cảm nhận được tình cảm của học sinh, của mọi người. Đó đều là những thầy cô giáo đã gắn bó với nghề hàng chục năm, giọt nước mắt cảm động của họ khi lắng nghe lời tri ân từ học sinh và nụ cười khi nhận được sự khích lệ là khoảnh khắc tuyệt đẹp của chương trình, lan tỏa những cảm xúc tích cực cho khán giả và truyền cảm hứng cho hàng nghìn giáo viên trên khắp dải đất hình chữ S.

Với họ, phần thưởng lớn nhất là được nhìn thấy học sinh trưởng thành, người dân biết chữ, đem ánh sáng tri thức đến những nơi xa xôi, khó khăn, mở ra cánh cửa cho người trò vươn đến cơ hội có cuộc sống tốt đẹp hơn, thành công hơn. Những hy sinh của họ luôn thầm lặng, và chính sự tri ân, chia sẻ từ chương trình đã khiến họ có thêm động lực, thêm niềm tin vào sự đền đáp với những gì mình đã cống hiến.

Tap doan Thien Long anh 13

Không chỉ đồng hành cùng chương trình, mỗi năm, tập đoàn Thiên Long còn cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đều đến tận vùng sâu, vùng xa để thăm hỏi các thầy cô ở mọi miền đất nước. Tất cả chuyến đi đó khiến những người tham gia càng cảm phục nghị lực vượt khó của các thầy cô. Họ đã vượt qua chặng đường gian khổ, vượt sóng dữ, vượt lên những vướng bận gia đình để gieo chữ, đem lại ánh sáng kiến thức cho học sinh thân yêu.

Ông Trịnh Văn Hào - Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long, chia sẻ: "Trong suốt chặng đường 5 năm, Chia sẻ cùng thầy cô đã làm hết sức mình để mang lại niềm vui cho các giáo viên và tôn vinh công lao của họ. Đồng thời, chúng tôi đã lan toả những câu chuyện đẹp về người thầy, góp phần giữ gìn truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt. Tập đoàn Thiên Long và các đơn vị đồng hành sẽ nỗ lực để hành trình này không dừng lại, tiếp nối những câu chuyện chưa kể về tấm lòng người thầy".

Tap doan Thien Long anh 14Tap doan Thien Long anh 15

Giang Hoàng Linh

Đồ họa: Yến Lệ

Bình luận

Bạn có thể quan tâm