Đại học Harvard khủng hoảng vì những tranh cãi liên quan phân biệt chủng tộc và bài Do Thái. Ảnh: AP. |
Đại học Harvard được cho là nơi đầy rẫy sự mẫu thuẫn. Một mặt, nơi đây được cho là nơi đào tạo hàng đầu, bất cứ ai cũng vui mừng khi con trúng tuyển. Mặt khác, Harvard lại là một tổ chức tự cao tự đại.
Trường đại học top đầu thế giới này là nơi tiếp nhận hàng nghìn tỷ USD tài trợ và quyên góp. Giáo sư cũng là những người sang trọng, sống trong những ngôi nhà lớn ở Harvard Square. Họ tổ chức những bữa tiệc tối xa hoa và nghỉ đông ở dãy Alps và Tuscany của Thụy Sĩ.
Một sự thật không ai có thể chối cãi là hầu hết sinh viên vào Harvard vì họ rất xuất sắc. Sinh viên Harvard đều là những nhà thông thái, tài năng, sáng dạ.
Nhưng Harvard cũng là nơi có quá nhiều sinh viên trúng tuyển nhờ sự đóng góp của gia đình hoặc năng lực thể thao. Và một số ít khác được nhận nhờ chính sách hành động tích cực (tài trợ học phí và trao học bổng cho sinh viên).
Cũng kể từ đó, Harvard đã trở thành một nơi rất khác. Chủ nghĩa thân hữu và tiêu chuẩn kép - từng chỉ âm thầm xâm lấn trong khuôn viên trường - nay đã bùng lên công khai, "thống trị" Harvard và trở thành một hệ tư tưởng mới.
Bà Claudine Gay bị chỉ trích về những phát ngôn khó hiểu, phân biệt chủng tộc. Ảnh: AP. |
Cú trượt dài của Harvard
Trong thập kỷ qua, chính sách hành động tích cực - chính sách do Mỹ đặt ra nhằm sửa chữa những sai lầm trong quá khứ - đã biến thành chính sách Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập (viết tắt là DEI).
DEI được coi là chế độ độc tài, phân loại cộng đồng Harvard thành những nhóm người theo cấp bậc. 3 nhóm người phổ biến ở Harvard hiện tại là: Nhóm đặc quyền (người da trắng), nhóm nạn nhân (người da đen và người chuyển giới) và nhóm học giỏi (người Ấn Độ, người đông Á và người Do Thái).
Giờ đây, DEI được các trường đại học Mỹ coi là nền tảng cho hoạt động giảng dạy, tuyển dụng và được xã hội chấp nhận. Kể từ khi DEI ra đời, sinh viên đại học, kể cả sinh viên Harvard, phải tham gia khóa đào tạo DEI bắt buộc. Tại đây, sinh viên sẽ phải lập lời thề trung thành với luật mới và phải tuân theo danh sách những lời không được nói ra, kể cả câu "Bạn đến từ đâu?".
Tháng 6 vừa qua, Tòa án Tối cao ra phán quyết chống lại Đại học Harvard. Phía tòa cho rằng nhà trường đã phân biệt đối xử với các thí sinh là người Mỹ gốc Á. Đến tháng 9, tổ chức về quyền cá nhân đã cho Harvard đội sổ về quyền tự do ngôn luận.
Bề ngoài, Đại học Harvard thể hiện mình tôn trọng sự khác biệt. Sinh viên có thể bị đuổi học nếu đăng các bài viết mang tính phân biệt chủng tộc lên mạng xã hội. Nhưng thực tế, ngôi trường này lại bài trừ Do Thái.
Mũi nhọn "tiêu chuẩn kép, bài do Thái" đều hướng về bà Claudine Gay - người mới nhậm chức hiệu trưởng vào cuối tháng 12/2022.
Khi mới lên làm hiệu trưởng, bà Gay cam kết sẽ thực hiện đúng chính sách Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập. Nhưng khi làn sóng bài Do Thái diễn ra sau ngày 7/10, bà lại tỏ ra lạnh lùng, im lặng và không quan tâm.
Khi được hỏi rằng những hành động phân biệt chủng tộc có vi phạm quy tắc ứng xử của Harvard hay không, bà Gay trả lời: "Điều đó phụ thuộc vào bối cảnh".
Thay vì từ chức hoặc bị sa thải, bà Gay vẫn ở lại. Điều bất ngờ là trước sự hoài nghi của thế giới, hội đồng quản trị của Harvard vẫn bỏ phiếu tiếp tục ủng hộ nữ hiệu trưởng.
Xe tải treo áp phích chỉ trích bà Claudine Gay kèm câu: "Claudine Gay là nỗi ô nhục của quốc gia", ảnh: NYPost. |
Thêm hàng loạt chuyện bị phanh phui
Câu chuyện ngày càng tệ hơn kể từ khi thành tích học thuật của bà Gay bị chú ý. Nhiều người phát hiện bà mới chỉ xuất bản 11 bài báo khoa học, con số rất nhỏ so với hầu hết giáo sư đại học cần làm để duy trì chức danh của mình.
Chưa dừng lại ở đó, hiệu trưởng của Harvard bị tố đạo văn. Nhiều bằng chứng cho thấy bà Gay chỉ sao chép tác phẩm hoặc diễn đạt lại ý tưởng của những học giả khác.
Khi sinh viên Harvard đạo văn, họ sẽ phải đối mặt với hàng loạt hình phạt. Nhưng việc bà Gay đạo văn lại được các đồng nghiệp khác trong trường bác bỏ.
Sau vụ 7/10, sự vạ miệng của bà Claudine Gay đã thực sự để lại tác động xấu và gây ra sự bất bình trên diện rộng.
Bàn về vấn đề này, ông Boaz Barak, giáo sư Khoa học máy tính tại Harvard, đã đăng bài viết lên blog cá nhân để phản ánh về hậu quả của vụ 7/10 ở Harvard.
Tất cả những điều này khiến 1 tỷ USD của Harvard "bay màu" do các nhà tài trợ rút tiền về.
Sau tất cả, bà Gay vẫn ở lại, vẫn được nhiều người bảo vệ và cho rằng những nỗ lực lật đổ bà là kế hoạch phân biệt chủng tộc.
Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?
Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.