Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Có 2 bằng đại học danh giá vẫn ở nhà nội trợ cho vợ thăng tiến

Ngày càng có nhiều người chồng ở nhà làm nội trợ, thành hậu phương vững chắc để ủng hộ vợ mình thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp ở Phố Wall.

chia se vo chong anh 1

Suzanne Donohoe, giám đốc điều hành cấp cao tại công ty cổ phần tư nhân EQT, khởi đầu tháng 9 bằng chuyến công tác kéo dài 10 ngày qua châu Á và châu Âu.

Khi Donohoe trở lại New York (Mỹ), chồng cô, Matt Donohoe, đang giúp 3 đứa con tuổi teen của họ bắt đầu năm học mới.

Đó không phải nhiệm vụ đơn giản. Những đứa con của gia đình Donohoe sát tuổi nhau nhưng mỗi người lại học một trường và có hoạt động ngoại khóa khác nhau. Matt thường xuyên lái xe đưa đứa con 13 tuổi đến buổi tập khúc côn cầu ở New Jersey và đưa cả 3 đứa đến Boston để tham gia một giải đấu.

Anh còn phải mua đồ tạp hóa và chuẩn bị bữa ăn, chưa kể đến việc hỗ trợ các con làm bài tập về nhà.

Tất cả đều là công việc thường ngày của Matt - người đã nghỉ việc vào năm 2007 để trở thành "hậu phương" vững chắc trong gia đình.

Là một cựu giao dịch viên thị trường có bằng cấp từ 2 trường đại học Georgetown và Columbia, giờ đây Matt trở thành một phần trong nhóm ngày càng tăng số lượng của những người đàn ông chịu trách nhiệm "giữ pháo đài" ở nhà, trong khi vợ họ leo lên các nấc thang cao hơn trong ngành tài chính.

Vợ lãnh đạo, chồng hậu phương

Trung tâm tài chính Phố Wall từ lâu đã phải vật lộn để giữ chân nhân tài nữ. Ngành công nghiệp cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi phải làm việc nhiều giờ, đi công tác thường xuyên và phải túc trực liên tục - một môi trường không mấy thân thiện đối với phụ nữ, đặc biệt là những người đã có con.

Những nữ lãnh đạo trong giới tài chính cho biết có một người chồng ở nhà - chịu trách nhiệm nội trợ và lo cho con cái - có thể giảm bớt gánh nặng và cho phép họ thăng tiến.

Ngay cả những người phụ nữ được ưu ái khi có một người chồng giúp đỡ việc ở nhà thì duy trì ổn định sự nghiệp vẫn là một kỳ tích, đòi hỏi nỗ lực lớn.

chia se vo chong anh 2

Chồng của bà Kamala Harris đã từ bỏ sự nghiệp để hỗ trợ vợ.

Ở chiều ngược lại, đối với nam giới, việc trở thành ông chồng nội trợ có thể đi kèm với cảm giác kỳ thị: Xã hội vẫn cho rằng nam giới sẽ là người kiếm được nhiều tiền hơn và phụ nữ là người chăm sóc chính. Nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi.

Trong 45% các cuộc hôn nhân khác giới ở Mỹ, người vợ kiếm được nhiều hơn hoặc bằng chồng mình, tỷ lệ đã tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua, theo báo cáo năm 2023 của Trung tâm nghiên cứu Pew. Các ông bố chiếm 18% số cha mẹ ở nhà vào năm 2021, tăng từ 11% vào năm 1989, một nghiên cứu khác của Pew cho thấy.

Hiện nay, ngay trong giới quyền lực nhất cũng có những ông chồng nội trợ. Doug Emhoff, chồng Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, đã từ bỏ sự nghiệp của mình - là một luật sư lĩnh vực giải trí - để tạo điều kiện cho vợ thăng tiến trong sự nghiệp chính trị sau khi bà được bầu làm phó tổng thống.

Trên Phố Wall, danh sách những người phụ nữ có chồng ở nhà có thể kể đến CEO của Citigroup và TIAA, giám đốc tài chính của công ty cổ phần tư nhân Vista Equity Partners và đồng giám đốc toàn cầu của doanh nghiệp bất động sản Blackstone, cùng nhiều người khác.

Các nữ giám đốc điều hành cấp cao có chồng cũng đi làm cho biết họ phải cố gắng cân bằng rất nhiều, thừa nhận đôi khi cảm thấy ghen tị với những người đồng nghiệp có chồng chỉ ở nhà.

chia se vo chong anh 3

Chip Kelly quyết định ở nhà nội trợ vì sự nghiệp của vợ phát triển hơn.

Nhiều cặp vợ chồng cho biết họ bắt đầu sự nghiệp như nhau, nhưng khi đạt đến điểm mà sự nghiệp của người vợ tăng tốc và cần một người dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái thì để chồng ở nhà có vẻ hợp lý hơn.

Năm 2009, khi Chip Kelly đang làm việc trong bộ phận bán hàng công nghệ tại một công ty khởi nghiệp quốc tế thì vợ anh, Natalie Hyche Kelly - đang là giám đốc điều hành của Visa - sinh đứa con đầu lòng.

Vì hai vợ chồng không thể tìm được một chỗ trong nhà trẻ mà họ muốn, Chip đã tình nguyện ở nhà chăm sóc em bé và làm việc trong khi con ngủ. Anh nghe điện thoại trong khi chơi với con trong xe đẩy. Khi con ngủ, anh xử lý hàng chục email.

Vài năm sau, vợ chồng anh có thêm một cặp sinh đôi. Vào thời điểm đó, Natalie được thăng chức và bắt đầu đi làm 4 ngày một tuần, phải di chuyển từ nhà ở Charlotte đến San Francisco. Chip vẫn cố gắng làm việc trong khi chăm sóc cặp song sinh và cô con gái lớn khi con không đi học mẫu giáo.

Sau khi gia đình chuyển đến San Francisco, Chip nhận ra rằng anh không thể cùng lúc làm tốt công việc chuyên môn và vai trò của phụ huynh như mong muốn. Vì vậy, anh quyết định dành toàn bộ thời gian để lo cho con cái và việc nhà.

"Điều đó là hiển nhiên vì sự nghiệp của vợ tôi đang phát triển tốt", Chip nói.

Gia đình Kelly đang bắt đầu năm thứ 3 ở London (Anh), nơi Natalie giữ chức giám đốc rủi ro của công ty thanh toán tại châu Âu. Chip đã cân nhắc quay lại làm việc cách đây vài năm nhưng cho đến nay vẫn quyết định không thực hiện vì gia đình đã phụ thuộc vào vai trò nội trợ của anh.

chia se vo chong anh 4

Gia đình Kelly đã chuyển đến Lodon, nơi Natalie giữ chức giám đốc.

Phá bỏ định kiến về đàn ông nội trợ

Năm 2015, Kathleen McCarthy Baldwin, đồng giám đốc bất động sản toàn cầu của Blackstone, đang nuôi đứa con thứ hai khi chồng cô là Matt Baldwin nghỉ việc giám đốc tài chính của một công ty nghiên cứu và quyết định nghỉ ngơi một thời gian.

Việc chồng không đi làm ban đầu khiến Kathleen rất lo lắng, chủ yếu sợ rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ bị ảnh hưởng. Cô tự đặt giả thuyết rằng mình sẽ ghen tỵ khi chồng có nhiều thời gian ở nhà với con hơn, hoặc chồng sẽ bực bội khi sự nghiệp của cô ngày càng thăng tiến.

Nhưng Matt nói với vợ rằng anh không lo lắng. Sau khi dành một mùa hè với hai cô con gái nhỏ tại Jersey Shore trong khi vợ chủ yếu làm việc trong thành phố, Matt quyết định sẽ thay đổi vĩnh viễn - trở thành người đàn ông nội trợ hoàn toàn.

chia se vo chong anh 5

Tương tự như phụ nữ bị định kiến khi làm sếp nơi công sở, đàn ông có thể thấy xấu hổ khi nội trợ ở nhà.

Bây giờ, mỗi ngày Matt thức dậy lúc 5h30 sáng, trước khi cả nhà thức dậy. Anh nấu yến mạch cho gia đình 4 buổi sáng/tuần, dành cho mình một buổi sáng nghỉ ngơi. Ngày bình thường, Kathleen sẽ đưa các cô gái đến trường trong khi Matt đi leo núi trong nhà.

Sau giờ học, anh và bảo mẫu chia nhau trách nhiệm: Một người đưa cô con gái lớn đi tập thể thao, học kịch và chơi guitar, còn người kia đưa cô con gái nhỏ đi học bơi, học violin và khiêu vũ. Matt, giờ đây đã trở thành một đầu bếp lành nghề, thường nấu bữa tối. Các món "tủ" của anh là cá hồi, trứng luộc lòng đào và mì ống cay.

Kathleen cho biết quyết định ở nhà của chồng đã cho cô cơ hội theo đuổi những sở thích khác ngoài công việc, như tham gia ban quản trị của một tổ chức phi lợi nhuận chống đói nghèo.

"Khi tôi nói chuyện với những người phụ nữ khác trong hoàn cảnh tương tự, tất cả chúng tôi đều nói rằng chồng mình là một kiểu rất đặc biệt. Họ không định nghĩa bản thân bằng công việc", cô bày tỏ.

Nhưng không phải tất cả đàn ông đều thoải mái khi giữ vai trò nội trợ.

Một ông bố nội trợ, có vợ làm việc trong lĩnh vực tài sản tư nhân tại một ngân hàng đầu tư, cho biết đôi khi ông nói với những người khác rằng mình quản lý bất động sản, về mặt lý thuyết là đúng vì gia đình ông sở hữu một vài tòa nhà.

Người này cho biết có thể nhận ra những người đàn ông khác cũng ở vị trí nội trợ như mình tại các hoạt động của trường tư khi nghe họ giới thiệu là nhà "quản lý đầu tư" hoặc "điều hành một quỹ đầu cơ nhỏ".

"Chúng tôi đều ở vai trò đó nhưng lại không thể nói bất cứ điều gì về chuyện đó", người đàn ông bày tỏ.

Paul Sullivan, một ông bố nội trợ, đã cố gắng thay đổi định kiến và sự xấu hổ xoay quanh vấn đề này. Ông thành lập một nhóm có tên là "Company of Dads" (tạm dịch: Công ty của những ông bố) sau khi nghỉ viết bài cho tờ New York Times vào năm 2021. Vợ của Sullivan điều hành một công ty quản lý tài sản và đã trở nên rất bận rộn hơn sau đại dịch Covid-19.

Sullivan đã tự định nghĩa mình là người mà ông gọi là "ông bố dẫn đầu" - người đảm nhiệm mọi thứ từ đi cuộc hẹn đi chơi đến hẹn khám bác sĩ. Nhưng ông không tìm thấy nhóm hỗ trợ nào dành cho nam giới ở vai trò của mình.

Ông đã liên hệ với các nữ CEO và hỏi họ về ý tưởng thành lập một nhóm hỗ trợ và được họ đồng tình. Một số phụ nữ cũng tiết lộ rằng bị bạn bè của chồng chế giễu, gọi họ bằng những biệt danh như "Mr. Mom".

"Các bà mẹ có thể bị phân biệt đối xử ở nơi làm việc, và các ông bố có thể sợ phải đảm nhiệm vai trò quán xuyến ở nhà", Sullivan nói.

Sullivan hiện tổ chức các sự kiện cho những "ông bố dẫn đầu" như lễ hội bia Ngày của Cha và buổi họp mặt March Madness. Ông có các buổi nói chuyện tại nơi làm việc và tổ chức một chương trình podcast phỏng vấn các nhà trị liệu, huấn luyện viên nuôi dạy con cái và những người ủng hộ quyền làm cha.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Sếp ngân hàng khổ sở sau cái chết của nhân viên làm việc quá sức ở Mỹ

Một giám đốc điều hành của ngân hàng Bank of America đã bị tước trách nhiệm đối với bộ phận kiếm tiền quan trọng sau cái chết của nhân viên làm việc quá sức.

Đinh Phạm

Theo The Wall Street Journal

Bạn có thể quan tâm