Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Có gì ở bức tranh của vua Hàm Nghi vừa được đưa về Việt Nam?

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" của vua Hàm Nghi.

Bao tang My thuat Viet, Nhung suon doi Deli Ibrahim,  Deli Ibrahim Algiers,  vua Ham Nghi,  Hoang de luu vong,  Tien si Amandine Dabat anh 1

Bức tranh sơn dầu Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers). Ảnh: Chụp từ sách

Ngày 12/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Algers của Tiến sĩ Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.

Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, khẳng định, việc tiếp nhận và trưng bày bức tranh có ý nghĩa rất lớn đối với bảo tàng nói riêng và với nền mỹ thuật Việt Nam nói chung.

"Điều đó thể hiện thái độ trân trọng và ghi nhận nghĩa cử của gia đình vua Hàm Nghi hồi hương tác phẩm hội họa của nhà vua yêu nước, đồng thời tôn vinh những tấm lòng hảo tâm hiến tặng tác phẩm nghệ thuật cho bảo tàng.

Bao tang My thuat Viet, Nhung suon doi Deli Ibrahim,  Deli Ibrahim Algiers,  vua Ham Nghi,  Hoang de luu vong,  Tien si Amandine Dabat anh 2

TS.Amandine Dabat (áo trắng) trao tặng tranh của vua Hàm Nghi cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Trung Nguyễn.

Tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của bảo tàng mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật cận - hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20", ông Minh khẳng định.

Bức tranh sơn dầu Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) do vua Hàm Nghi sáng tác năm 1908, thể hiện quang cảnh đồng quê gần nhà ông ở Algiers (thủ đô Algeria).

Theo Tiến sĩ Amandine Dabat, phong cảnh hoàng hôn dưới góc nhìn ngược sáng là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của vua Hàm Nghi. Sử dụng phong cách chấm họa ảnh hưởng từ các họa sĩ Pháp vào cuối thế kỷ 19, tác giả đã làm cho màu sắc rực rỡ của buổi chiều tà trở nên rung động.

"Bức tranh này được chọn để đưa về Việt Nam sau khi tham khảo ý kiến của cả gia đình. Đây là ví dụ tiêu biểu cho những nghiên cứu hội họa của vua Hàm Nghi, trong đó có ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu ấn tượng. Năm 1926, bức tranh được triển lãm tại phòng trưng bày Mantelet-Colette Weil ở Paris với tựa đề Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) và ký tên Tử Xuân", Tiến sĩ Amandine Dabat nói.

Bà hy vọng việc trao tặng bức tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ mở đường hồi hương cho những tác phẩm hội họa khác của vua Hàm Nghi.

Giới nhà giàu bớt đổ tiền mua tranh

Thị trường nghệ thuật toàn cầu đang trải qua năm thứ 2 suy giảm liên tiếp, khi nhu cầu đối với các tác phẩm cao cấp giảm sút và một thế hệ người mua mới ưa chuộng tranh giá rẻ hơn.

https://vietnamnet.vn/co-gi-dac-biet-trong-buc-tranh-cua-vua-ham-nghi-vua-duoc-dua-ve-viet-nam-2341231.html

Theo Tình Lê/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm