Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sinh viên chế tạo 'súng nước mắt' vì uất ức với giáo viên

Súng nước mắt là tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên thiết kế người Đài Loan Yi-Fei Chen, lấy cảm hứng từ trận cãi vã đến rơi nước mắt giữa cô và giáo viên.

Khẩu súng bằng đồng, có tác dụng chuyển hoá những giọt nước mắt thành viên đạn dạng đá khô. Ảnh: Dezeen.

Súng nước mắt là một sản phẩm độc đáo của Yi-Fei Chen - sinh viên tốt nghiệp Học viện Thiết kế Eindhoven (Hà Lan). Tác phẩm của nhà thiết kế người Đài Loan (Trung Quốc) này được trưng bày tại Tuần lễ Thiết kế Hà Lan, xuất hiện trên tạp chí kiến trúc, nội thất và thiết kế Dezeen.

Súng nước mắt ra đời từ nỗi uất ức của Chen khi tranh cãi với giáo viên. Đúng với tên gọi, khẩu súng bằng đồng thau này chuyển hóa nước mắt thành đạn dạng đá, có thể bắn vào người khiến bạn rơi nước mắt.

Yi-Fei Chen,  nuoc mat,  sung nuoc mat,  nghe si Dai Loan anh 1

Tác phẩm của Yi-Fei Chen thu hút sự chú ý nhờ ý tưởng độc đáo, ý nghĩa ẩn dụ thú vị. Ảnh: Dezeen.

Yi-Fei Chen,  nuoc mat,  sung nuoc mat,  nghe si Dai Loan anh 2Yi-Fei Chen,  nuoc mat,  sung nuoc mat,  nghe si Dai Loan anh 3
Yi-Fei Chen,  nuoc mat,  sung nuoc mat,  nghe si Dai Loan anh 4

Khẩu súng nước mắt được lấy cảm hứng từ giai đoạn khó khăn trong cuộc đời tác giả. Ảnh: Dezeen.

Trận cãi vã trở thành cảm hứng sáng tạo

Sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, Yi-Fei Chen được dạy rằng phản đối, tranh luận với giáo viên là thô lỗ, hỗn láo. Vì vậy, cô gặp khó khăn trong quá trình học thạc sĩ tại Học viện Thiết kế Eindhoven (Hà Lan).

Môi trường giáo dục phương Tây khuyến khích việc học sinh, sinh viên đưa ra ý kiến cá nhân, tự do tranh luận với giáo viên, trở nên xa lạ với Chen, đòi hỏi cô dành nhiều thời gian để thích nghi.

“Khó khăn khi sống ở một quốc gia khác, cộng với áp lực lớn trong môi trường học tập, khiến tôi liên tục căng thẳng. Sự căng thẳng này tích tụ trong suốt 18 tháng trước khi tôi thực hiện bài thuyết trình giữa kỳ”, Chen nói.

Khi thực hiện bài thuyết trình, Chen nhận yêu cầu bổ sung bài tập trong thời gian ngắn từ giáo viên. “Đó là điều không thể”, cô chia sẻ.

Tuy nhiên, cô không đủ can đảm để từ chối yêu cầu của giáo viên, tiếp tục cố gắng bổ sung bài tập. Ngay sau đó, cô phải thực hiện một bài thuyết trình khác và nhận về lời nhận xét “chưa chuẩn bị kỹ” từ hiệu trưởng.

“Tôi bị kẹt trên trên bục giảng và không biết phải phản ứng thế nào. Tôi đã không nói ra suy nghĩ của mình”, Chen kể lại.

Lúc đó, một bạn học đã đứng lên, bảo vệ cô trong hoàn cảnh khó khăn. Sinh viên người Đài Loan này nhận ra sự lịch sự, cam chịu chính là điểm yếu của cô. Chen bị cảm xúc lấn át, ngăn cản việc lên tiếng bảo vệ bản thân.

“Tôi uất ức đến nỗi không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân. Tôi không thể kìm được nước mắt nên đã khóc. Nhưng tôi quay lưng lại vì không muốn mọi người thấy mình khóc”, cô nói.

Yi-Fei Chen,  nuoc mat,  sung nuoc mat,  nghe si Dai Loan anh 5Yi-Fei Chen,  nuoc mat,  sung nuoc mat,  nghe si Dai Loan anh 6
Yi-Fei Chen,  nuoc mat,  sung nuoc mat,  nghe si Dai Loan anh 7

Yi-Fei Chen là nhà thiết kế người Đài Loan đứng sau tác phẩm súng nước mắt. Ảnh: droog.

Cách sử dụng súng nước mắt

Từ sự kiện này, Yi-Fei Chen nhận thức rõ ràng hơn về quyền đòi hỏi sự công bằng cho bản thân, đồng thời thực hiện cuộc đấu tranh nội tâm để dám nói lên suy nghĩ của mình.

Quá trình này trở thành nguồn cảm hứng cho dự án tốt nghiệp của cô. Sản phẩm súng nước mắt mang ý nghĩa ẩn dụ, lấy ý tưởng từ giai đoạn khó khăn trong cuộc sống của chính tác giả.

Quá trình sử dụng sản phẩm này bao gồm 3 bước. Đầu tiên, người dùng phải đeo một chiếc mặt nạ với chiếc cốc silicon gắn trên gò má để hứng nước mắt chảy xuống.

Những giọt nước mắt chảy qua hệ thống vào bình chứa, được đóng băng để tạo thành hình viên đạn. Lúc này, những viên đạn được lưu trữ trong một bình đựng nước đá khô.

Sau đó, đạn được nạp vào khẩu súng, cho phép người dùng bắn ra những giọt nước mắt đông lạnh, nhắm vào đối tượng mục tiêu.

Trong lễ tốt nghiệp của mình, Chen có cơ hội chĩa súng nước mắt về phía trưởng khoa Jan Boelen.

Video giới thiệu sản phẩm được đăng tải trên YouTube của tạp chí Dezeen, thu về hơn 200.000 lượt xem, cho thấy sự thích thú mà công chúng dành cho thiết kế độc đáo này.

Đấu giá lọn tóc của vị tổng thống Mỹ đầu tiên

Một lọn tóc bạc của George Washington, vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, sắp được đấu giá ở New York với mức ước tính 30.000-40.000 USD.

Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm